| Hotline: 0983.970.780

Bí mật sức khỏe nguyên thủ: Một ngựa đau, cả tàu... nhốn nháo

Thứ Sáu 31/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

“Tình trạng bệnh tật của lãnh đạo cấp cao ở một số quốc gia khép kín được coi như một vấn đề an ninh quốc gia”, Mehdi Khalaji, chuyên gia về Trung Đông, phát biểu./ Bác sỹ Trung Nam Hải

Vào thời điểm cuối năm 2014, hình ảnh nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran trong tình trạng đau ốm quặt quẹo trên giường bệnh đã làm dấy lên những câu hỏi về số phận của ông cũng như ai có thể là ứng cử viên thay thế một khi ông ra đi.

Theo Reuters, vào đầu tháng 9/2014, ông Khamenei ra một tuyên bố gây ngạc nhiên, rằng ông đang phải trải qua một đợt phẫu thuật và yêu cầu người dân Iran cầu nguyện cho sức khỏe của ông. Những gì diễn ra sau đó là những điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 35 năm của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Khi lãnh đạo tối cao đau yếu

Các quan chức cấp cao gồm Tổng thống Hassan Rouhani, người đứng đầu ngành tư pháp và phát ngôn viên quốc hội đã lần lượt tới thăm người bệnh, nhà lãnh đạo tối cao 75 tuổi.

Các chuyến thăm viếng này đều được truyền thông Iran đưa tin và hình ảnh đậm. Ngay cả cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, người vốn có mối quan hệ khá căng thẳng với ông Khamenei trong những năm gần đây cũng viếng thăm ông.

Những lời đồn đại về ông Khamenei đã lan truyền trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ tin tức về sức khỏe của nhà lãnh đạo tối cao lại được đưa ồ ạt trên các phương tiện truyền thông như lần này. Ông Khamenei có ảnh hưởng to lớn và có quyền lực chi phối lực lượng hành pháp, lập pháp và tư pháp cũng như quân đội và truyền thông.

Người đứng đầu nhóm phẫu thuật nói ông Khamenei phải phẫu thuật tuyến tiền liệt và ca mổ kéo dài chưa tới nửa giờ và người ta chỉ sử dụng thuốc gây mê SX trong nước. Nhà lãnh đạo hoàn toàn tỉnh táo và nói chuyện trong suốt ca mổ, theo bác sỹ phẫu thuật.

Nhưng theo các chuyên gia, nếu sức khỏe của ông Khamenei tiếp tục xấu đi, hội đồng tăng lữ và Lữ đoàn Vệ binh Cách mạng, lực lượng quân sự chủ chốt và cũng là thế lực nắm giữ nhiều cơ sở kinh tế chính của đất nước sẽ cần phải thỏa thuận nhanh chóng về một người kế tục nếu đất nước muốn tránh một thời kỳ bất ổn chính trị.

“Tình trạng bệnh tật của lãnh đạo cấp cao ở một số quốc gia khép kín được coi như một vấn đề an ninh quốc gia”, Mehdi Khalaji, chuyên gia về Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Washington nói.

Cho đến nay, Iran mới chỉ có hai lãnh đạo tối cao kể từ cuộc cách mạng năm 1979, theo đó, năm 1989, ông Khamenei kế vị người sáng lập Nhà nước Hồi giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini.

Tại Iran, lãnh đạo tối cao được Hội đồng Chuyên gia, gồm các nhân vật tai to mặt lớn, hầu hết thuộc giới tăng lữ, bầu ra. Tuy nhiên, theo giới quan sát, lực lượng Vệ binh Cách mạng cũng có vai trò rất lớn.

Trước đây, lực lượng Vệ binh Cách mạng đã chống lại mạnh mẽ những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Rouhani trong việc kiểm soát ảnh hưởng của họ đối với nền kinh tế cũng như chính sách ngoại giao, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, chủ để các cuộc thương lượng giữa Iran và các cường quốc.

Và tất nhiên lực lượng này không thể để dễ dàng bị gạt qua một bên trong các cuộc thảo luận về một nhà lãnh đạo tối cao kế cận. “Không có dấu hiệu nào cho thấy lực lượng Vệ binh Cách mạng sẽ chiều theo một nhóm tăng lữ đã tuổi cao sức yếu ngồi bàn về vị tổng tư lệnh mới sẽ lãnh đạo họ”, Karim Sadjadpour, một chuyên gia về Iran tại Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Carnegie nhận định.

Ali Ansari, Giám đốc Viện Nghiên cứu Iran của Đại học Tổng hợp St. Andrews, dự báo các vấn đề sẽ xảy đến trong quá trình kế tục vị trí lãnh đạo tối cao. “Tôi không nghĩ là nó sẽ êm ả cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa. Sẽ có các cuộc tranh giành”.

Ông Khamenei là một lựa chọn bất ngờ sau cái chết của lãnh đạo tối cao Khomeini bởi ông chưa từng được coi là một vị giáo sỹ cấp cao. Nhưng trong suốt 25 năm, ông ta đã tìm cách củng cố quyền lực, chủ yếu do được sự ủng hộ của lực lượng Vệ binh Cách mạng.

Khamenei kêu gọi thống nhất

Tiến trình lựa chọn một lãnh đạo tối cao mới trở nên phức tạp hơn vào đầu tháng 6/2014 khi lãnh đạo Hội đồng Chuyên gia, Ayatollah Mohammad Reza Mahdavi Kani, 83 tuổi, bị hôn mê do bệnh tim, theo một bản tin của Thống tấn xã Iran.

Điều này dẫn đến đồn đoán rằng các cuộc thương thảo cấp cao và vận động hành lang, chạy đua cho vị trí quyển lực để có thể từ đó bầu ra lãnh đạo tối cao có thể đã bắt đầu trong nội bộ Hội đồng.

Tại một cuộc họp của Hội đồng đầu tháng 9/2014, chính ông Khamenei đã phải lên tiếng kệu gọi sự đoàn kết. “Có những khác biệt quan điểm về các vấn đề chính trị lớn nhỏ”, ông nói. “Nhưng những khác biệt này không thể phá hủy sự thống nhất của quốc gia. Mọi người phải đồng lòng”.

Một ứng cử viên được cho là có thể kế nhiệm Khamenei là Ayatollah Mahmoud Hashemi Shahroudi, cựu lãnh đạo ngành tư pháp và hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Chuyên gia.

Shahroudi được cho là nhận được sự ủng hộ của ông Khamenei và quan trọng là được lực lượng Vệ binh Cách mạng chống lưng, theo các chuyên gia.

Một ứng cử viên khác là Ali Akbar Hashemi Rafsanjani, cựu tổng thống, nhân vật nổi bật trên chính trường Iran kể từ năm 1979. Nhưng ở tuổi 80, Rafsanjani bị xem là quá già cho vị trí, đồng thời bị nhiều người trong giới cực hữu chính trị không ưa.

Ứng cử viên thứ ba là Ayatollah Sadeq Larijani, lãnh đạo tư pháp đương nhiệm, từng hai lần được Khamenei đề cử. Larijani xuất thân từ gia đình có nhiều ảnh hưởng chính trị: một anh trai là người phát ngôn của quốc hội và người anh em khác nắm giữ một vị trí trong chính phủ. Tuy nhiên, điểm yếu là ông này chưa được xem là một vị tăng lữ có uy tín cao.

Tuy nhiên, bất cứ ai thay thế Khamenei đều khó có được uy quyền bằng ông. “Giới tăng lữ đang tìm kiếm ai đó để đảm bảo quyền lợi của họ. Vệ binh Cách mạng lại tìm kiếm người bảo đảm lợi ích của Vệ binh Cách mạng”, Khalaji nói. “Chẳng nhóm nào muốn ai đó đến và kiểm soát mình cả”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất