| Hotline: 0983.970.780

Bị nợ đọng và chậm trả, nhiều doanh nghiệp đi vào ngõ cụt

Thứ Năm 27/04/2017 , 09:20 (GMT+7)

Theo khảo sát của PV Báo NNVN, nhiều doanh nghiệp hành nghề xây dựng cơ bản (thi công các công trình nhà nước tại tỉnh Bắc Kạn), đều bị các chủ đầu tư nợ hoặc chậm trả tiền thanh toán khối lượng. 

Doanh nghiệp thi công những công trình nhỏ, thì bị nợ đọng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, còn doanh nghiệp lớn hơn thì món nợ cũng tăng theo, có doanh nghiệp bị nợ tới nhiều tỷ đồng.

15-20-30_img_0568
Tưng bừng ngày cắt băng khánh thành trường Mầm non Phùng Chí Kiên

Mặc dù hào phóng cho chủ đầu tư nợ tiền, nhưng phía doanh nghiệp vẫn phải “chạy ăn từng bữa”, dẫn đến nợ nần chồng chất từ tiền lương người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền thuế Nhà nước và cả tiền vật liệu để thi công…

Bị nợ đọng và chậm trả, đã khiến những doanh nghiệp luôn trong tư thế mệt mỏi. Do đó, một số doanh nghiệp được ví như “con chim đầu đàn” tại tỉnh này trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vào những năm đầu thế kỷ 21, đã vắng bóng suốt thời gian dài để lẩn tránh các chủ nợ, chủ nợ không phải là ai khác lại chính là những công nhân từng làm thuê cho mình.

Trong khi nhiều chủ đầu tư một thời là bên A, thì nay đã luân chuyển công tác khác hoặc đã nghỉ hưu, còn món nợ cứ “đắp chiếu” từ người tiền nhiệm, đến kế nhiệm, cá biệt có công trình, dự án đã bàn giao đưa vào sử dụng được 5 năm, phía chủ đầu tư vẫn chưa trả hết nợ.

Nợ nần và chậm trả không chỉ diễn ra đối với các dự án bằng tiền ngân sách, mà ngay cả công trình dùng nguồn vốn tài trợ cũng rất khó khăn trong việc thanh toán. Điển hình là công trình trường Mầm non Phùng Chí Kiên - TP Bắc Kạn, do Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tài trợ 30 tỷ đồng.

Sau một thời gian ngắn thi công, ngôi trường đẹp lộng lẫy được đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2016 - 2017. Ngày cắt băng khánh thành, đã có mặt đông đủ lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn, Thành ủy, UBND TP, đại diện nhà tài trợ, ngành GD-ĐT Bắc Kạn, cùng đông đảo giáo viên của nhiều trường bạn tới dự. Giáo viên và học sinh trường Mầm non Phùng Chí Kiên ca múa hát tưng bừng, bởi từ nay được học tập trong ngôi trường mới.

Nhưng ít ai biết rằng, sau khi bàn giao đưa vào sử dụng, cũng là lúc các nhà thầu “rau cháo qua ngày”, vì các món nợ đọng của họ tiếp tục tăng lên và đến ngày 21/4/2017, phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam vẫn nợ các doanh nghiệp này nhiều tỷ đồng. Tâm sự trong nước mắt, một nhà thầu đã than rằng: “…biết làm dự án tài trợ mà khó lấy tiền thế này, tôi sẽ bỏ luôn cho đỡ nợ nần, bây giờ tôi đã bán cả nhà mà vẫn chưa trả hết nợ…”.

Một doanh nghiệp “ăn theo” các hạng mục của dự án trường Mầm non Phùng Chí Kiên có ý định tới trường để xin tháo dỡ những thiết bị đã cung cấp cho dự án, nhưng lại thương các cô giáo và sợ các cháu học sinh buồn, nên đành bấm bụng đi về…

Và hàng ngày, trong ngôi trường cao đẹp kia, các em học sinh trường Mầm non Phùng Chí Kiên cùng các thầy cô vẫn đang thầm cảm ơn nhà tài trợ - có nhà tài trợ mạnh, thì mới được học tập trong mái trường khang trang thế này? Nhưng ít ai biết rằng, phía sau nhiều dự án hào nhoáng đó, chính là ngõ cụt tối tăm của phía doanh nghiệp xây dựng, bởi họ đang ôm nợ nần và chưa biết đến khi nào mới có lối thoát…

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm