| Hotline: 0983.970.780

Biến đất cằn thành... cổ tức

Thứ Hai 11/01/2010 , 10:43 (GMT+7)

Người dân tỉnh Hoà Bình đã bắt tay với Cty CP Tập đoàn Cà phê Thái Hoà phát triển vùng cà phê nguyên liệu bằng cách góp đất vào dự án.

Ông Bùi Văn Tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình tham quan mô hình nông dân góp vốn cùng DN cà phê 

Người dân tỉnh Hoà Bình đã bắt tay với Cty CP Tập đoàn Cà phê Thái Hoà phát triển vùng cà phê nguyên liệu bằng cách góp đất vào dự án.

Nông dân trở thành cổ đông DN

Từ năm 2006, tỉnh Hoà Bình có chủ trương khôi phục vùng cà phê tại huyện Lạc Sơn, người nông dân ở địa phương đã được đi tham quan, học tập kinh nghiệm làm giầu từ cây cà phê, tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật SX cà phê. Tuy nhiên, do cà phê là cây trồng lâu năm đòi hỏi quy trình chăm bón đặc biệt, tỉ suất đầu tư cao nên việc trồng cà phê tự phát sẽ khó có thể mang lại hiệu quả kinh tế. Để Lạc Sơn trở thành vùng cà phê đạt tiêu chuẩn, giúp nông dân huyện vùng cao Lạc Sơn thoát nghèo, tỉnh Hoà Bình đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho Cty CP Tập đoàn Thái Hoà trồng 850 ha cà phê trên địa bàn 3 xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu và Tân Mỹ.

Sau 3 năm triển khai, đến nay Cty Thái Hoà – Hoà Bình chỉ trồng được 100 ha cà phê, tiến độ thực hiện dự án chậm do vấp phải khó khăn trong khâu bàn giao đất bởi phần lớn đất đều đã giao đến từng hộ nông dân. Muốn tích tụ đất trồng cà phê tập trung, cần có giải pháp dung hoà giữa nông dân với DN sao cho cả đôi bên đều có lợi. Hoá giải vướng mắc này Cty Thái Hoà đã chuyển sang mô hình CPH, tạo cơ chế để người dân góp vốn bằng đất và trở thành cổ đông của DN. Với mô hình này, người nông dân vẫn làm chủ mảnh vườn của mình nhưng lại có một lượng cổ phần tương ứng với diện tích đất chuyển đổi trồng cà phê. Đây là những cổ phần đặc biệt, được Cty cam kết mức lợi tức tối thiểu được trả phải bằng lãi suất ngân hàng.

Ngoài ra, người nông dân Lạc Sơn sẽ được hưởng thêm nhiều lợi ích khác từ Dự án như: có thu nhập ổn định từ việc trồng trọt, chăm sóc cà phê, được tiếp cận với kĩ thuật canh tác mới, hiện đại, nâng cao trình độ sản xuất. Sau khi góp đất, người dân vẫn có thể trồng xen canh các loại cây ngắn ngày như ngô, đỗ, lạc trên thửa ruộng của mình thậm chí Cty cam kết sẽ hỗ trợ giống để dân gieo trồng. Về lâu dài, khi trả hết vốn vay để phát triển vườn cây, dự kiến sau từ 5-7 năm, những người dân sẽ được hướng dẫn bàn giao vườn cây để tự quản lý, DN lúc đó chỉ đóng vai trò bao tiêu sản phẩm.

Đánh thức đất đồi Lạc Sơn

Mô hình “góp đất thành cổ phần” của Cty CP Tập đoàn Thái Hoà đưa ra sớm được nhân dân huyện vùng cao Lạc Sơn đón nhận. Ông Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn cho biết, do đặc thù đất đai ở địa phương cằn cỗi, chủ yếu là cát và đá vôi nên không có nước, thu nhập người nông dân chủ yếu chỉ trông chờ vào 2 vụ ngô. Tỉ lệ hộ nghèo trong xã lên tới trên 30%. Chương trình phát triển cà phê tuy mới bắt đầu nhưng đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Năm 2008, có 5 hộ trong xã đang làm thuê tận Tây Nguyên, khi biết tin đã quay trở về để hợp tác trồng cà phê cho Thái Hoà. Chỉ sau gần 1 năm triển khai, người dân ở 2 xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu đã đăng kí góp đất cổ phần trên 200 ha.

Lựa chọn mô hình phát triển cà phê DN thông qua hình thức CPH tại Lạc Sơn là cách làm mới, đầy triển vọng, có khả năng khắc phục những điểm yếu trong quy trình SX từ khâu lựa chọn giống, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch chế biến. Tuy nhiên, để mô hình được triển khai rộng rãi và cây cà phê được phủ khắp trên vùng cao Lạc Sơn cần phải có sự ủng hộ của các cấp, ngành tại địa phương thông qua chính sách và hành động cụ thể. Bởi khi góp đất thành cổ phần, người dân muốn chính quyền địa phương đưa ra quy chế cụ thể về quản lý đất và phân phối lợi nhuận để đảm bảo quyền lợi của họ.

Ngày 6/1 vừa qua, tỉnh Hoà Bình đã tổ chức Hội thảo phát triển cà phê tại xã Ngọc Sơn. Sau khi lắng nghe nguyện vọng của người nông dân, ông Bùi Văn Tỉnh - Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình khẳng định: “Cà phê Arabica là cây trồng thích hợp có thể tạo chuyển biến đột phá cho huyện Lạc Sơn. Vì vậy Sở NN- PTNT cần xác định đây là vùng trọng điểm của cây cà phê trong tỉnh, sớm lập quy hoạch chi tiết vùng cà phê trên địa bàn 3 xã”. Ông Tỉnh đề nghị Thái Hoà xây dựng cơ chế góp vốn quản lý cổ phiếu trong đó cần nghiên cứu thêm cơ chế 5 năm tính lại giá trị cổ phần một lần. Sở TN- MT có trách nhiệm hướng dẫn Cty xác định giá trị các loại đất, còn UBND huyện Lạc Sơn cùng Cty xây dựng cơ chế quản lý đất quản lý đất, phân phối lợi nhuận.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất