| Hotline: 0983.970.780

Biến thầy, cô thành... cò mồi

Thứ Ba 30/08/2011 , 10:19 (GMT+7)

Theo quan sát của NNVN, với cách "lách luật" mới, nhiều ĐH ngoài công lập đang biến các thầy cô thành… một dạng “cò mồi” giáo dục.

Phụ huynh và học sinh căng thẳng trong đợt xét tuyển NV2

Các năm trước đây, một trong những nguồn tuyển của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập là tìm kiếm danh sách học sinh lớp 12 tham gia dự thi ĐH ngay từ các trường THPT để nắm được thông tin về tên tuổi, quê quán gửi giấy báo mời nhập học cho các em sau khi kỳ thi kết thúc. Tuy nhiên, cách này đã bị Bộ GD-ĐT “túyt còi” và Bộ cho biết sẽ phạt nếu phát hiện trường nào gửi giấy báo nhập học tràn lan.

>> Khuyến mại ''khủng'', vẫn ế
>> Chỗ nào khó thì không dạy nữa (?!)
>> Bi kịch Đại học ngoài công lập

KHÔNG MỜI ĐƯỢC TRÒ THÌ MỜI… THẦY

Không thể làm khác được, các trường ngoài công lập đành chấp nhận tuân thủ nhưng lại “lách” theo một cách ít ai ngờ tới. Đó là họ nhờ chính các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng GD-ĐT tác động lên học sinh, khuyến khích các em chọn đúng trường đó để theo học. Đổi lại, trường sẽ “trả công” tư vấn cho các đơn vị này.

Đến nay, tiên phong thực hiện “chiêu” này phải kể đến ĐH Lương Thế Vinh (Nam Định). Trường này đã ra chủ trương là nếu các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng GD-ĐT mà khuyến khích học sinh vào học tại trường và khuyến khích thành công thì với mỗi thí sinh nhập học, trường Lương Thế Vinh sẽ trả cho đơn vị đó 250.000 đồng! Ngay sau khi thí sinh hoàn tất các thủ tục nhập học, trường sẽ gửi tiền tặng cho đơn vị đó ngay lập tức.

Không chỉ một mình trường Lương Thế Vinh thực hiện cách này. Trường ĐH Thái Bình Dương (Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết sẽ “thưởng” tất cả các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng GD-ĐT huyện, thị nếu các thầy, cô ở các đơn vị khuyến khích thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường với mức 250.000 đồng/thí sinh. Theo quan sát của NNVN, với cách này, nhiều ĐH ngoài công lập đang biến các thầy cô thành… một dạng “cò mồi” giáo dục.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng Đào tạo của ĐH Lương Thế Vinh lý giải "đây không phải là một hình thức giống như “cò tuyển sinh” hay môi giới giáo dục, mục đích của chính sách này là thu hút thí sinh, quảng bá và giới thiệu tên tuổi, hình ảnh nhà trường đến với thí sinh”.

Ngoài các chiêu “lách luật” như thế thì hiện nay, để có được lợi thế trước, có một số trường ngoài công lập cũng đã “xé rào” nhận hồ sơ NV2, 3 trước thời hạn quy định của Bộ GD-ĐT. Theo quy định, thời gian nhận hồ sơ NV2, 3 bắt đầu từ 25/8 và kéo dài đến 15/9 nhưng trường ĐH Đại Nam thì đã bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày thí sinh có kết quả thi đến hết giờ giao dịch của Bưu điện ngày 15/9/2011. Trường Cao đẳng Thủy sản Hà Nội cũng bắt đầu nhận hồ sơ từ 2/8 (sớm hơn 23 ngày so với quy định).

VIN VÀO ĐÀO TẠO ĐỊA PHƯƠNG

Theo quy định của Bộ, các trường ĐH, CĐ (kể cả công lập dẫn dân lập) đều không được xác định điểm trúng tuyển của trường mình thấp hơn điểm sàn. Nhưng trên thực tế, rất nhiều trường ĐH ngoài công lập (nhất là các trường đóng tại các địa phương) đều đã khôn khéo vận dụng điều 33 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy (đang có hiệu lực), để lách luật bằng cách vin vào lý do "đào tạo cho địa phương”. Đây được coi là “phao cứu cánh” khá hữu hiệu cho nhiều trường ngoài công lập.

Điều 33 Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy quy định: “Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường đào tạo nhân lực cho địa phương, mức điểm chênh lệch giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu được giao”. Như vậy, nếu được phép áp dụng, điểm trúng tuyển của thí sinh khối A, D (với mức điểm sàn 13 điểm) thuộc khu vực 1 sẽ là: 11,5; khu vực 2 - nông thôn: 12; khu vực 2: 12,5.

+ Về vùng sâu vùng xa để tuyên truyền trực tiếp

Trong số các trường ĐH ngoài công lập, ĐH Hà Hoa Tiên có lẽ là gặp nhiều khó khăn nhất trong khâu tuyển sinh. Vận dụng đủ cách nhưng không ăn thua, nhà trường còn tổ chức cả những đoàn về tận vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền, quảng bá và thu hút học sinh tham gia học tập ở mọi hình thức, mọi hệ đào tạo.

+ Hiện nay, trên trang web của Bộ GD-ĐT đã đăng tải toàn cảnh xét tuyển NV2, phụ huynh và học sinh có thể truy cập vào: www.moet.edu.vn để tham khảo và đưa ra quyết định chính xác.

NNVN sẽ tiếp tục phản ánh tình hình hậu NV2 và NV3 sau khi các đợt xét tuyển kết thúc.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường được phép vận dụng điều 33 này là các trường vùng sâu vùng xa hoặc phải có “đơn đặt hàng của địa phương”. Trường muốn được vận dụng phải trình Bộ trưởng xem xét các điều kiện rồi mới quyết định chứ không tự ý áp dụng. Nhưng thực tế là các trường ngay sau khi có đơn đề nghị đều đã chủ động áp dụng. Hiện nay, do chưa có quy định cụ thể thế nào là đào tạo nhân lực cho địa phương nên nếu nói đến nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương thì trường nào cũng thực hiện nhiệm vụ này.

Trên thực tế, cách đây vài ngày, trường ĐH An Giang lấy lý do “vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh sản xuất nông nghiệp” để xin được vận dụng điều 33 trên cho các ngành Khoa học cây trồng, Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản. Nối gót theo ĐH An Giang, một loạt các trường khác như ĐH Tiền Giang, ĐH Trà Vinh, ĐH Tây Nguyên… đã rầm rộ xin được áp dụng điều này để hạ điểm chuẩn. Thậm chí, một trường mang danh là trường quốc tế như trường ĐH Quốc tế Miền Đông cũng xin được vận dụng quy chuẩn đối với trường vùng sâu vùng xa để hạ điểm trúng tuyển!

Việc này đã tạo ra những “chuyện cười” trong giáo dục như chỉ 5 điểm là có thể đỗ CĐ, 8 điểm là đỗ ĐH! Cụ thể: Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cho biết tất cả các ngành của trường đều được áp dụng quy chế 33 để đào tạo nhân lực cho địa phương, khuyến khích thí sinh vùng sâu, vùng xa có cơ hội được vào ĐH. Với chính sách này, nếu thí sinh vừa được hưởng ưu tiên đối tượng vừa được hưởng ưu tiên khu vực, chỉ cần 5 điểm là có thể trúng tuyển CĐ; 8 điểm trúng tuyển ĐH. Điểm trúng tuyển hệ ĐH Trường ĐH Phan Thiết chỉ 8 điểm, hệ CĐ là 5 điểm!

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm