| Hotline: 0983.970.780

Biệt lập Hưng Thái

Thứ Năm 14/04/2011 , 10:06 (GMT+7)

Thôn Hưng Thái - một trong những vùng khó khăn nhất của Phong Mỹ (TT-Huế) - được xem như “góc khuất” của một xã NTM đang trở mình.

Là xã được chọn xây dựng điểm mô hình NTM của tỉnh TT- Huế, Phong Mỹ (huyện Phong Điền) đang khởi sắc từng ngày. Thế nhưng, thôn Hưng Thái - một trong những vùng khó khăn nhất của Phong Mỹ mấy chục năm nay nằm cô độc, cách biệt bên dòng Ô Lâu bao quanh tứ bề đồi núi được xem như là một “góc khuất” của một xã NTM đang trở mình.

Dẫn chúng tôi đi, anh Trần Đắc Anh, cán bộ địa chính xã Phong Mỹ, luôn miệng nhắc nhở phải vững tay lái không đường vào Hưng Thái rất cách trở. Sau một hồi “nẹt pô” qua những triền dốc lầy lội, chúng tôi đến bên bờ sông Ô Lâu - bến sông duy nhất để qua Hưng Thái bằng đường thủy. Anh Đắc Anh bảo: “Mùa này không mang xe máy qua thôn được vì bến sông trơn trượt, phải bỏ lại trên bờ, cuốc bộ thôi”.

Hưng Thái nằm tận trên thượng nguồn sông Ô Lâu, bao đời nay người dân, học sinh nơi đây phải đi thuyền vượt sông mới ra được trung tâm xã. Trên chiếc thuyền không máy, mỏng như chiếc lá, người dân buộc một đoạn dây từ bên này sông sang bên kia sông để kéo cho cho đỡ tốn sức chèo, nhất là vào mùa nước lớn thuyền không bị cuốn trôi khi qua sông. Và tuyệt nhiên, trên thuyền không được trang bị một chiếc áo phao nào.

Anh Hoàng Tý, một người dân ở thôn Hưng Thái, thường xuyên vận chuyển cao su qua bến sông cho biết: “Từ khi thôn được thành lập sau giải phóng đến nay, bà con nông dân phải chịu cảnh đò giang cách trở này rồi. Từ thôn qua trung tâm xã đường thủy chỉ vài cây số nhưng đường bộ thì phải mất 20km đi qua Khe Mạ, đến Khe Trăng rồi vòng ra đường lộ. Vào mùa nắng, giá vận chuyển cao su của các xe tải từ thôn ra tới trung tâm xa đã mất 500 nghìn đồng/chuyến, vào mùa mưa trơn trượt, giá trội lên, người trồng cao su rất khó khăn trong vận chuyển”.

Để đối phó với cảnh biệt lập với bên ngoài, nhiều gia đình phải gửi con lại nhà bà con ngoài huyện để cho tiện đi học. “Trẻ nhỏ qua sông hàng ngày không có người lớn kèm cặp nguy hiểm lắm, cho chúng ở xa nhà chút mà đi học thuận tiện, an toàn hơn cũng được”, anh Tý cho hay.

"Là xã điểm NTM của tỉnh nên trong nhiều năm qua, sự cách trở, biệt lập của thôn Hưng Thái luôn là vấn đề quan tâm của chính quyền địa phương. Trước mắt, chúng tôi quán triệt bà con không đi lại buôn bán, cao mủ cao su trong mùa mưa lũ, nước lớn. Nguyện vọng của người dân là mong muốn có một chiếc cầu để tiện giao thông buôn bán, chính quyền cũng đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng vẫn chưa có kết quả, trong khi kinh phí để xây dựng một chiếc cầu lại vượt quá năng lực tài chính của xã nên vẫn chưa biết tính thế nào", ông Hoàng Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ trăn trở.

Hàng chục năm qua, hình ảnh kinh hoàng về những vụ tai nạn chìm thuyền, người, xe máy mang qua thuyền bị nước cuốn trôi luôn ám ảnh người dân Hưng Thái. Ông Trần Minh Tâm, Trưởng thôn Hưng Thái cho hay: Toàn thôn có 90 hộ dân, 302 nhân khẩu, trong đó có hơn 50 học sinh là con em trên địa bàn thôn hàng ngày phải đi học qua lại trên sông Ô Lâu. Với Hưng Thái, cảnh cách trở đò giang là lực cản lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của thôn. Người dân đang mong muốn có một chiếc cầu cho tiện việc đi lại, trao đổi nông sản.

Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Tâm kể về câu chuyện kinh hoàng mà người dân nơi đây phải gánh chịu khi mấy chục năm qua phải chịu cảnh biệt lập với bên ngoài. Ông nhớ lại: “Trận lụt vào tháng 9/2009, bà Nguyễn Thị C., chuyển dạ sinh con nhưng do nước lớn, thuyền không thể qua sông để đem bà đi cấp cứu, mặc dù người dân, cán bộ y tế xã nỗ lực cứu giúp nhưng cũng chỉ giữ lại tính mạng đứa con gái là cháu Nguyễn Thị Hoài Thương. Hiện nay, gia cảnh rất khó khăn do bố cháu bị tâm thần".

Những nguy nan vẫn chưa rời bỏ bà con Hưng Thái khi mới giữa năm 2010, hơn 10 học sinh của thôn phải qua đò để đến trường, gặp lúc mùa nước lớn, thuyền bị trôi dạt về phía hạ nguồn, rất may vào thời điểm đó có nhiều bà con nông dân đang trên đường cạo mủ cao su trở về, ra ứng cứu kịp thời. Với người dân Hưng Thái, liên tiếp những vụ tai nạn đường thủy xảy ra trong những năm qua như những điệp khúc gian khó nơi vùng bán sơn địa cách trở đã dày vò bao phận người!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm