| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 19/10/2016 , 07:15 (GMT+7)

07:15 - 19/10/2016

Biết rồi, khổ lắm nói mãi

Bộ Nội vụ lại vừa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Bối cảnh và khả năng cải cách tiền lương”, khiến dư luận sốt ruột, bởi vấn đề này...

Bộ Nội vụ lại vừa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Bối cảnh và khả năng cải cách tiền lương”, khiến dư luận sốt ruột, bởi vấn đề này đã được đặt ra từ hàng chục năm nay, đã có hàng chục cuộc hội thảo kiểu này rồi, và đã được nói ở mọi lúc, mọi nơi: Nói ở Quốc hội, nói trên các diễn đàn. Chính phủ nói, Quốc hội nói, các bộ, các ngành nói, các chuyên gia, các nhà khoa học nói... Nói đi nói lại, nói tái nói hồi.

Tất cả các giọng nói đều na ná như nhau, nào là bộ máy hành chính của ta càng ngày càng phình to, nước Mỹ trên 300 triệu dân nhưng chỉ có 2,1 triệu công chức, còn nước ta 90 triệu dân mà có đến 2,8 triệu công chức. Bộ máy đó đã ngốn một khoản ngân sách khổng lồ hàng năm, khiến số tiền dùng để đầu tư công càng ngày càng teo tóp lại.

Nào bộ máy của ta là một bộ máy kỳ lạ nhất trên thế giới, vì nó là một bộ máy song trùng. Bên chính quyền có bộ phận nào thì bên đảng có bộ phận ấy.

Nào đã đông, nhưng hiệu quả và năng suất lao động của công chức ta lại thuộc hàng kém nhất Đông Nam Á. Đã thế mỗi khi có việc, thì lại còn nạn cơ quan nọ đá sang cơ quan kia, Bộ nọ đá sang Bộ kia, khiến có những việc lẽ ra chỉ vài tiếng đồng hồ là giải quyết xong, nhưng phải kéo dài hàng tháng.

Nào lương công chức của ta là một thứ lương ăn cháo cầm hơi, chẳng ai sống được bằng lương, nên người người đều tìm cách xoay xở. Kết quả là tuy chẳng ai sống được bằng lương, nhưng người người vẫn đua nhau “chạy” vào công chức, dù phải mất rất nhiều tiền. Và điều kỳ lạ nhất là ai cũng nhà cao cửa rộng, ai cũng béo tốt, thơm nức...

Tất cả những giọng nói đó đều có một điểm chung, đó là: Rất bức xúc, rất sốt ruột, nhưng cũng rất... chung chung. Chẳng ai chỉ ra được rằng bộ máy của ta thực sự chỉ cần bao nhiêu công chức là đủ, là hiệu quả, là năng suất cao.

Cuộc hội thảo ngày mới đây đã có một điểm tiến bộ, cụ thể. Đó là việc minh định được hiện có tới 700.000 công chức thuộc loại “cắp ô”, tức là những công chức đến cơ quan chẳng hỏi gì đến công việc, trừ những việc xoay xở để kiếm chác cho mình. Số công chức đó ngốn mỗi năm đến 17.000 tỷ tiền ngân sách. Nhưng...

Ô hay! Đã xác định được con số cụ thể 700.000 công chức cắp ô đó rồi, thì hẳn là đã biết rõ họ là những ai? Tên tuổi là gì? Ở cơ quan nào? Và biết rồi, thì sao không thẳng tay với họ. Bởi 17.000 tỷ đồng đâu phải là lá đa? Đâu phải tiền của Chính phủ hay của Bộ Nội vụ, mà là mồ hôi nước mắt của dân. Đã là loại cắp ô, thì một đồng cũng không có quyền động vào, nói gì đến 17.000 tỷ.

“Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”. Nói mãi rồi. Hãy bắt tay vào hành động đi thôi. Giảm được 700.000 công chức cắp ô kia đi, số lượng công chức của ta sẽ còn bằng với nước Mỹ. So với số dân, thì vẫn còn là lớn. Nhưng thế còn hơn không.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm