| Hotline: 0983.970.780

Biếu trộm tiền... tỉ

Thứ Năm 16/12/2010 , 10:05 (GMT+7)

Làng Nghiệp quê tôi trong kí ức thơ ấu thật nghèo. Vì nghèo nên đói, cái đói như vắt chanh vào ruột nhưng có một thứ giàu. Giàu tình cảm, tình nghĩa xóm làng sum tụ, đặc biệt là khi gia đình nào gặp vận hạn khó khăn thì tình nghĩa ấy càng đậm sâu.

Thế nhưng gần chục năm trở lại đây, kinh tế phát triển kéo theo nhiều thứ đổi thay. Từ nhà cửa san sát nhau toàn nhà tầng, nhà mái bằng có khi là nhà lợp mái tôn, mái Thái các kiểu..., đến xe cộ, nào là xe máy đời mới, có nhà sắm được ô tô và mua hẳn được mấy suất đất trên thị trấn để mở cửa hàng kinh doanh.

Nói đâu xa, ngay đầu làng là nhà hai anh em Đoàn và Kết. Anh em nhà này trước đây nghèo xếp “tốp” đầu của làng Nghiệp. Được cái anh em họ yêu thương đùm bọc nhau nên được mọi người kính nể lắm. Thế nhưng, từ khi Đoàn và Kết đổi đời nhờ bán được mấy mẫu đất vườn ở tận ngoài bãi cho một công ty chế biến lâm sản thì cũng là lúc rạn nứt gia đình họ lên đến đỉnh điểm.

Ông cụ thân sinh ra Đoàn và Kết có 3 mẫu đất bãi. Tiếng là đất bãi ven sông nhưng hoang hóa nên chẳng ma nào nhòm ngó. Từ xưa đến nay khu đất ấy chỉ trồng được bạch đàn nên muốn đổi đời cũng chẳng được. Từ khi có phong trào làm VAC, anh em họ cũng cần mẫn làm lụng nhưng thua lỗ nặng vì dịch cúm gia cầm.

Trong lúc nợ nần, túng bấn thì một vài doanh nghiệp về làng mở xưởng chế biến nên Đoàn – Kết quyết định bán ba mẫu đất ấy cho Cty lâm sản. Số tiền khá lớn nên việc chia phần xem ra không đơn giản. Lấy lí do là con cả phải lo hương khói tổ tiên nên Đoàn muốn chia tiền thành 3 phần. Tất nhiên 2/3 trong số ấy thuộc về Đoàn.

Kết phản ứng dữ dội vì các cụ vẫn nói “giàu con út, khó con út”. Phận em không dám xin phần hơn nhưng ít ra phải công bằng. Sau nhiều lần “đóng cửa chia tiền” không thành, cuối cùng họ đã phải mời đại diện dòng họ phân xử. Thế nhưng, “lắm thầy thối ma” nên khoản tiền kếch xù từ 3 mẫu đất vẫn phải nằm yên trong két sắt từ đường của dòng họ.

Một buổi sáng mùa đông se se lạnh, trong lúc trời còn đang tờ mờ thì ông trưởng họ hốt hoảng chạy vào báo mất két sắt. Mặc dù còn đang ngái ngủ nhưng nghe tin dữ, Đoàn và Kết bật dậy chạy đến nhà từ đường thì quả là chiếc két sắt đã không cánh mà bay.

Họ tức tốc báo công an để điều tra tìm ra kẻ trộm nhưng từ đó đến nay đã hơn 3 tháng mà vẫn chưa tìm ra hung thủ. Anh em Đoàn – Kết ngày nào cũng lủi thủi buồn bã, trong lòng không khỏi nghi ngờ nhau.

Tiền tỉ chẳng chia được cho nhau lại bị kẻ trộm... cuỗm mất thì quả thật quá đau. Thế nhưng, có một nỗi đau nặng nề khủng khiếp hơn là tình cảm anh em bị rạn nứt. Không biết, rồi số tiền lớn kia có tìm lại được hay không nhưng cái mà anh em Đoàn – Kết đang phải gánh chịu đó là sự chia lìa.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm