| Hotline: 0983.970.780

Bình Định cán đích trồng rừng

Thứ Năm 22/11/2012 , 12:28 (GMT+7)

Theo Chi cục Lâm nghiệp Bình Định, năm nay người trồng rừng có xu hướng sử dụng các giống cây lâm nghiệp được SX bằng phương pháp cấy mô để thay các giống cây giâm hom.

SX giống lâm nghiệp tại Cty Nguyên Hạnh

Theo Chi cục Lâm nghiệp Bình Định, năm nay người trồng rừng có xu hướng sử dụng các giống cây lâm nghiệp được SX bằng phương pháp cấy mô để thay các giống cây giâm hom.

Bà Phan Thị Hạnh, Giám đốc Cty Nguyên Hạnh có CSSX giống tại xã Phước Thành (huyện Tuy Phước) cho biết, người dân chú trọng đến các giống cây lâm nghiệp chất lượng cao như keo lai, bạch đàn lai cấy mô. Cây giống cấy mô có giá thành cao gấp đôi nhưng ưu điểm là sạch bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị đổ ngã khi gặp thời tiết bất lợi, hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ khai thác ngắn hơn.

Qua thực tế trồng rừng thời gian qua, các giống cây cấy mô có sức chống chịu gió bão tốt hơn giống giâm hom, nên được người trồng rừng lựa chọn nhiều. Năm nay, Cty Nguyên Hạnh đã SX khoảng 5 triệu cây giống cấy mô để đáp ứng nhu cầu của bà con trồng rừng.

Theo Chi cục Lâm nghiệp Bình Định, nhờ thời tiết năm nay khá thuận lợi, đến thời điểm này người dân đã tổ chức trồng được trên 4.000 ha rừng. Chi cục đã phối hợp với các địa phương tiến hành hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật trồng rừng cho các hộ dân, nhất là các hộ ở vùng sâu, vùng xa… Đồng thời đôn đốc các đơn vị, DN, hộ gia đình tập trung triển khai nhanh, phấn đấu trồng trên 7.000 ha rừng theo đúng kế hoạch.

Năm nay hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh đã đăng ký SX lượng cây giống khá lớn, không những đáp ứng đủ nhu cầu của người trồng rừng trong tỉnh, mà còn xuất bán ra các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Toàn tỉnh có gần 60 đơn vị, cơ sở đã đăng ký kế hoạch SX giống cây lâm nghiệp với số lượng gần 70 triệu cây các loại. Đến thời điểm này đã SX được hơn 52,5 triệu cây giống các loại, gồm 48 triệu cây keo lai giâm hom; 2,35 triệu cây keo lai cấy mô; 1,3 triệu cây bạch đàn cấy mô; 565 ngàn cây sao đen; 175 ngàn cây keo lá tràm…

Mặc dù nguồn cây giống phục vụ trồng rừng năm nay được đánh giá khá dồi dào so với mọi năm, nhưng tại một số địa phương của huyện An Lão đã xuất hiện tình trạng thương lái vận chuyển nhiều loại giống cây lâm nghiệp không rõ nguồn gốc đưa về tiêu thụ với giá khá rẻ. Một số hộ trồng rừng vì ham rẻ nên mua cây giống trôi nổi để trồng rừng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế trồng rừng sau này.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hộ gia đình ở thị trấn Ngô Mây, xã Cát Hanh, Cát Hiệp…thuộc huyện Phù Cát tổ chức nhân giống cây lâm nghiệp bằng hạt kém chất lượng để bán cho các hộ trồng rừng. Tuy ngành chức năng nhắc nhở, yêu cầu dừng SX, nhưng nhiều hộ vẫn không chấp hành. Đây thực sự là nỗi lo trong công tác quản lý chất lượng cây giống lâm nghiệp.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, Sở NN-PTNT Bình Định đã phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra CSSX cây giống, yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định của Bộ NN-PTNT về quy trình SX giống; đồng thời rút giấy phép, xử lý nghiêm đối với một số chủ vườn ươm không thực hiện đúng các quy định. Sở cũng đã khuyến cáo người trồng rừng không mua, sử dụng ác giống cây lâm nghiệp không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhằm tránh thiệt hại về kinh tế…

Năm 2012, tại Bình Định, các đơn vị tham gia trồng rừng phòng hộ, cảnh quan, rừng ngập mặn với diện tích 290 ha, gồm Cty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn 60 ha, BQL rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh 10 ha, BQLRPH An Lão 29 ha, BQLRPH Phù Mỹ 20 ha, BQLRPH Tây Sơn 10 ha, BQL Khu kinh tế Bình Định 11 ha, BQL Khu sinh thái Cồn Chim 10 ha, Cty TNHH Ban Mai 33 ha, Cty TNHH Kim Triều 84 ha, Cty CP Khách sạn Sài Gòn-Quy Nhơn 18 ha, Cty CP Khoáng sản Bình Định 15 ha.

Đối với rừng SX, các dự án, Cty, hộ gia đình sẽ phấn đấu trồng 7.278 ha rừng, gồm dự án KfW6: 306 ha; dự án WB3: 1.940 ha; các Cty lâm nghiệp trên 2.000 ha; hộ gia đình 2.744 ha.

 

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm