| Hotline: 0983.970.780

Bình Định chìm trong biển nước.

Thứ Bảy 16/11/2013 , 17:31 (GMT+7)

Tính đến 11 giờ ngày 16/11, toàn tỉnh có 11 người chết và 3 người mất tích.

Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho biết, đêm 15 và sáng ngày 16/11, mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của người dân.

Tính đến 11 giờ ngày 16/11, toàn tỉnh có 11 người chết ( Phù Cát 1 người, TP Quy Nhơn 1 người, Hoài Ân 1 người, Tây Sơn 3 người, Tuy Phước 2 người, thị xã An Nhơn 3 người); và 3 người mất tích (thị xã An Nhơn 2 người, Vân Canh 1 người).

Mưa lũ còn làm ngập khoảng 95.000 nhà dân ở các địa phương trong tỉnh…

Sáng ngày 16/11, tại các khu vực đầu nguồn các dòng sông, nước lũ vẫn còn rất lớn, uy hiếp tính mạng người dân.

Riêng tại huyện Vĩnh Thạnh, đến 11 giờ cùng ngày, xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn vẫn bị nước lũ cô lập. Đường tránh hồ Định Bình bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc; cầu treo qua làng O2, xã Vĩnh Kim bị trôi; 5 nhà dân bị sập, 80 nhà khác bị ngập nước.

Còn tại Tây Sơn, nhiều khu dân cư ở xã Bình Nghi, Tây Giang, Tây Xuân, Tây Phú… vẫn còn là một biển nước mênh mông. Trên địa bàn có 3 người dân ở xã Bình Nghi, Bình Thuận, thị trấn Phú Phong bị chết do mưa lũ, trong đó có 1 người chưa tìm thấy xác. Trên địa bàn huyện còn có  trên 10.000 ngôi nhà dân bị ngập, có nơi nhà dân ngập tới nóc. Nước lũ cũng đã cuốn trôi 1 nhịp cầu Tây Thuận (xã Tây Thuận). Kênh suối Nước Đục (xã Bình Thuận), kênh Lộc Giang (xã Tây Xuân) bị sạt lở 350m; 100ha lúa vụ 3 bị ngập úng.

Thị xã An Nhơn cũng đang bị mưa lũ gây nhiều thiệt hại. Trên địa bàn huyện có 2 người chết là bà Nguyễn Thị Trúc ở thôn Thái Thuận, xã Nhơn Phúc; bà Cao Thị Diền ở phường Nhơn Hòa và 2 người khác bị nước cuốn trôi chưa tìm thấy thi thể. Cầu Tân An nằm trên đoạn QL 1A bị sập đã làm chia cắt giao thông qua lại.

Quốc lộ 19 bị chia cắt tại tại Huỳnh Kim, Quý Sơn. Các xã, phường: Nhơn Hòa ngập 80%, Nhơn Thọ ngập 60%, Nhơn Lộc 80%, Nhơn Khánh 100%, Bình Định 80%, Nhơn Tân 40%, Nhơn Hưng 30%, Đập Đá 30%, Nhơn Hậu 50%, Nhơn Thành 40%, Nhơn Mỹ 50% với 35.000 ngôi nhà bị ngập; 3 ngôi nhà khác bị sập.

Còn tại huyện Tuy Phước, mưa lũ cũng đã làm 2 người chết là ông Nguyễn Văn Tá ở thôn An Sơn 2 (xã Phước An); ông Ngô Văn Bá ở thôn Luật Bình (xã Phước Quang). Mưa lũ cũng đã làm ngập 80% số hộ dân trên toàn huyện với khoảng 36.000 ngôi nhà dân bị ngập;  tường rào UBND xã Phước Quang bị sập 200m; 3 đoạn đê sông Hà Thanh ở thôn Luật Lễ (thị trấn Diêu Trì) nước tràn qua 1m, bị vỡ 100m; 3 đoạn đê nước tràn qua 0,5m nguy cơ bị vỡ 100m.

Ở Huyện Vân Canh, có 1 người dân ở xã Canh Vinh bị nước cuốn trôi; nhiều thôn ở xã Canh Vinh, Canh Hiển bị lũ cô lập với 245 ngôi nhà dân bị ngập nước.

Đường tỉnh lộ ĐT 638 vẫn còn bị lũ chia cắt tại xã Canh Vinh. Mưa lũ còn làm hư hỏng nhiều héc ta lúa, hoa màu; 534 con gia súc, gia cầm bị chết.

òn tại TP Quy Nhơn, có 1 người dân bị nước cuốn mất tích là ông Trần Sỹ Nho, ở KV4 (phường Nhơn Phú), ông Phú bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn ở địa phương. Mưa lũ làm sập 1 ngôi nhà dân.

Các huyện ở phía Bắc tỉnh cũng bị thiệt hại nặng do mưa lũ. Trong đó, huyện Phù Mỹ có 1.585 ngôi nhà bị ngập nước, phải di dời 38 hộ/152 người tại Mỹ Chánh, Mỹ Tài. Có 19/19 xã bị thiệt hại. Đê sông Cạn - Mỹ Chánh bị vỡ đứt 2 đoạn 50 m;  đê sông Cạn, xã Mỹ Cát; đê Vạn Ninh 2, xã  Mỹ Tài bị sạt lở trên 1.200 m.

Tại huyện Phù Cát, mưa lũ cũng đã gây ngập các xã Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh. Trên địa bàn huyện này có 1 người chết do mưa lũ; 3 nhà bị sập, 2.061 nhà bị ngập nước.

Huyện Hoài Nhơn có 1 người bị thương; 13 nhà ở Tam Quan Nam bị tốc mái; 156 ha lúa mới gieo sạ bị ngập, trôi giống; 15 ha nuôi tôm cá bị ngập nước; sập mố cầu Duyên xã Hoài Châu; sập cầu Bến Trâu xã Hoài Châu Bắc; bờ suối, kênh mương bị sạt lở, sa bồi ở Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo. Huyện đã di dời khẩn cấp 500 hộ tại các vùng bị ngập sâu ở các xã: Hoài Hải, Hoài Thanh, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Châu Bắc.

Còn tại huyện An Lão, đã xảy ra lũ quét tại An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang. Đường tỉnh lộ ĐT 629 bị ngập nhiều đoạn, tuyến đi An Toàn, An Nghĩa bị sạt lở, giao thông bị chia cắt. Kênh thủy lợi bị hư hỏng, bồi lấp 1,65 km với khối lượng đất đá bị cuốn trôi 1.200 m3. Rừng trồng keo lai bị đổ ngã 200ha; 500 tấn lúa giống và lúa thị bị ướt.

Hiện, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các thành viên trong Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định đang có mặt tại các vùng ngập lụt để trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với lũ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất