| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Heo đổ bệnh, chết tràn lan

Thứ Hai 12/07/2010 , 10:28 (GMT+7)

Những đàn heo khỏe mạnh, bỗng dưng phát sốt, da nổi màu đỏ bầm, bỏ ăn co giật rồi lăn đùng ra chết. Căn bệnh quái ác này vẫn không ngừng lây lan trên đàn heo ở huyện Tuy Phước (Bình Định) suốt 10 ngày qua.

Chị Thủy với con heo nái còn sống sót cũng đang hấp hối

Những đàn heo khỏe mạnh, bỗng dưng phát sốt, da nổi màu đỏ bầm, bỏ ăn co giật rồi lăn đùng ra chết. Căn bệnh quái ác này vẫn không ngừng lây lan trên đàn heo ở huyện Tuy Phước (Bình Định) suốt 10 ngày qua, khiến hàng trăm hộ chăn nuôi trắng tay. 

Không kịp trở tay

Nghe lóm thông tin từ những người lái heo rong tại quán cà phê: “Hôm nay tụi mình về thôn Giang Nam, xã Phước Hiệp (Tuy Phước) “đánh” 1 trận, heo ở đó đang đổ bệnh chết cả bầy, mặc sức mà mua rẻ”, tôi dông một mạch về thôn Giang Nam để tìm hiểu sự tình. Vô ngẫu nhiên nhà bà Ma Thị Giữ (74 tuổi) ở xóm 2, vừa gặp chúng tôi bà Giữ đã không dằn được bức xúc: “Heo bị bệnh chết sạch chuồng cả 10 ngày nay mà không thấy cán bộ thú y đâu, bây giờ nhà báo tới hỏi chuyện heo ngóe làm gì”.

Trước đó nhà bà Giữ nuôi 2 heo nái, 10 heo lứa và 10 heo con. Vào đầu tháng 7, lũ heo bỗng dưng phát sốt, toàn thân nóng rừng rực nhất là ở 2 lỗ tai, da chúng đỏ như máu, bỏ ăn rồi co giật. Hoảng quá, bà Giữ gọi lái rong đến bán tháo, heo đã đạt trọng lượng 30kg/con mà chỉ bán được có 200.000đ/con. Tiếp đến là lũ heo con cũng lâm bệnh, 10 con heo con đã to đến 10kg/con mà chỉ bán được có vài trăm ngàn. Bà Giữ thở dài: “Bán tháo được đồng nào đỡ đồng đó. Nhiều hộ trong xóm ráng giữ lại chạy chữa, cuối cùng lũ heo cũng chết sạch phải mang ra sông Tranh đổ tràn lan. Những con heo gần chết chủ của nó không muốn nhốt trong chuồng nữa, thả đi quặt quẹo khắp làng rồi muốn chết ở đâu thì chết”.

Như bà Giữ kịp bán tháo được vài trăm ngàn/con đã là may mắn, chị Huỳnh Thị Thủy (41 tuổi) nhà láng giềng với nhà bà Giữ thì hoàn toàn “phủi tay”. Chị Thủy than thở: “Nhà tôi chỉ có 5 con heo nái, 4 con heo lứa và 30 heo con. Giống đàn heo nhà bà Giữ, đàn heo của tôi cũng ngã bệnh đồng loạt, chỉ kịp bán 3 con nái. Nếu không sao mỗi con heo nái 2 triệu đồng, nhưng bây giờ chỉ bán được có 700.000đ/con, số còn lại bị chết sạch. Trong chuồng bây giờ chỉ còn 1 con nái cũng đang hấp hối. Số heo chết tôi dồn hết vào bao thả xuống sông Tranh. Tính vội cũng mất đứt 20 triệu đồng”.

Đi thêm vài bước chân bước sang nhà anh Đoàn Văn Tám (35 tuổi), anh Tám thất thần đứng nhìn chuồng heo trống rỗng. Mới chỉ cách đây 10 ngày mấy ngăn chuồng heo của anh Tám còn chật ních lũ heo thì giờ chỉ còn 1 con heo con đang sống dở chết dở. Anh Tám kể: “Khi lũ heo đổ bệnh, không thấy cán bộ thú y đâu, chẳng biết trông nhờ ai tôi đành chữa trị cho chúng bằng kinh nghiệm. Buổi sáng tôi chích cho chúng thuốc Vime-ABC kèm với thuốc RTD Glucovit C, đến trưa tôi chích Bio Vitamin C 10% cộng với đường, buổi chiều chích Nova-B Complex với Glucovit C. Mất đến 1 triệu đồng tiền thuốc rồi nhưng vẫn không ăn thua gì, heo vẫn chết sạch”.

Anh Đoàn Văn Tám: “Không hiểu sao cả heo con gần chết thương lái cũng mua. Tôi vừa bán cho họ 12 con, mỗi con 20.000đ vào sáng nay (10/7). Tôi hỏi thì họ bảo là sẽ mang đi bán ở các vùng miền núi cho đồng bào dân tộc thiểu số cúng rẫy”.
Theo ông Mai Thanh Khiết-Trưởng thôn Giang Nam cho biết thì tình trạng này đang là cảnh ngộ chung của hàng trăm hộ chăn nuôi ở thôn này. Bắt đầu từ xóm 1, xóm 4, căn bệnh quái ác tấn công sang xóm 2, xóm 3. Tính đến ngày 9/7, trên toàn thôn Giang Nam đã có đến hơn 290 con heo lớn nhỏ bị lâm bệnh đã được bán tháo và chết. Không dừng lại ở đó, dịch bệnh đã tấn công sang thôn Giang Bắc và nhiều đàn heo ở xã Phước Nghĩa, Phước Thuận, Phước Sơn (Tuy Phước) cũng đang ngắc ngoải vì bệnh.

Thú y bàng quang

Sự thể rành rành là vậy mà khi làm việc với ông Phạm Văn Tứ-cán bộ thú y xã Phước Hiệp, chúng tôi nhận được từ ông Tứ những lời chối phăng: “Làm gì có chuyện heo bệnh chết nhiều đến vậy. Chỉ là lời đồn đại thôi”. Thất vọng, chúng tôi tiếp tục liên lạc với ông Nguyễn Bay- Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước thì được ông Bay trả lời nhẹ như...Siu Black: "Đến giờ này tôi vẫn chưa được ngành thú y huyện thông cáo gì về chuyện này. Nghe các anh nói tôi mới biết”.

Chiều 10/7, ông Pháp-Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bình Định cho biết: “Mới hôm qua (9/7) Chi cục tổ chức cuộc họp ngành tại huyện Tuy Phước. Tại cuộc họp này có mặt toàn bộ cán bộ thú y xã chúng tôi vẫn không được nghe báo cáo gì”.
Trong khi đó, ông Trần Lê Khang, người nuôi heo nhiều nhất ở thôn Giang Nam, xã Phước Hiệp cho biết: “Trước khi dịch bệnh ập đến, trong chuồng nhà tôi có 6 heo nái, 35 heo lứa và 20 heo con đã tách mẹ sắp bán. Do nuôi nhiều nên tôi chích ngừa cho heo rất bài bản nhưng vẫn không thoát bệnh. 1 ngày sau khi heo bị lâm bệnh tôi chạy lên Trạm Thú y huyện Tuy Phước nhờ tư vấn cách chữa trị. Cán bộ thú y Thúy bảo tôi về mua 2 lọ thuốc Baytril max loại 100ml chích cho lũ heo, nếu chích hết 2 lọ thuốc không bớt thì bỏ đi chứ đừng chữa uổng tiền, bệnh này đã lan ra nhiều xã rồi và đang vô phương cứu chữa. Y như rằng, chích vừa hết 2 lọ thuốc là đàn heo hơn 50 con cũng bỏ tôi mà “đi”, chỉ bán được 6 con heo nái chưa kịp chết với giá rẻ như bèo, mất đứt 25 triệu đồng”.

Ông Mai Thanh Khiết, trưởng thôn Giang Nam, xã Phước Hiệp cũng thừa nhận: “Trong đợt cán bộ thú y xã tiêm thuốc phòng dịch tả cho đàn heo tại địa phương vào cuối tháng 6 vừa qua, đã xảy ra 2 trường hợp heo chết. Cán bộ thú y xã, huyện về lập biên bản, xác định là heo chết do bệnh tả phát tác chứ không phải do tiêm phòng. Rõ ràng ngành thú y địa phương đã biết nhưng sau đó không thấy cán bộ thú y nào về thăm hỏi gì nữa. Đến khi heo đã chết tràn lan họ mới về phun thuốc khử trùng”.

Đáng quan ngại là những con heo chết được người dân ở đây xử lý bằng cách vứt bừa bãi xuống sông Tranh và những con mương. Có lẽ đây là 1 trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh sang các địa phương khác. Không những vậy, những con heo nái đã chết hoặc đang ngắc ngoải vẫn được lái rong mua với giá rẻ, thậm chí heo con đang lâm bệnh họ cũng mua với giá 20.000đ/con. Ông Trần Lê Khang cho biết thêm: “Mỗi khi dịch bệnh hoành hành như thế này thì các lái rong trúng to. Khi ấy họ mua ép giá đến mức nào mình cũng phải bán để gỡ gạc. Gía mua thì cực rẻ nhưng mang về xẻ bán cho người tiêu dùng vẫn với giá bình thường. Khi thịt heo đã nằm trên sạp rồi thì đố người mua nào biết ấy là thịt sạch hay thịt bệnh”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm