| Hotline: 0983.970.780

Bình Định mở "đối thoại titan"

Thứ Ba 25/10/2011 , 10:08 (GMT+7)

Sáng 24/10, ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã phải mở một cuộc đối thoại trực tiếp với DN.

Khai thác titan tại Phù Mỹ
Ngay sau khi ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định “hạ bút” ký văn bản số 3491/UBND-KTN ngày 21/10/2010 cấm xuất khẩu titan thô ra khỏi địa bàn tỉnh, lập tức có 8 DN đệ đơn “kêu cứu”. Sáng 24/10, ông Hồ Quốc Dũng đã phải mở một cuộc đối thoại trực tiếp với DN.

DN tố tỉnh "quá đáng"

Với tinh thần cầu thị, ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng lần lượt mời đại diện các DN có ký tên trong đơn “kêu cứu” phát biểu. Các DN này cho rằng việc cấm xuất bán titan thô ra ngoài địa bàn tỉnh Bình Định đã làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của họ. Số lượng titan thô khai thác được trong thời gian qua bị tồn kho. Trong khi đó, các DN có nhà máy chế biến sâu thì không thu hoặc thu mua với giá thấp so với giá thị trường.

1 DN đang được phép tận thu titan tại khu kinh tế Nhơn Hội còn cho rằng quyết định này của ông Dũng là 1 kiểu “ngăn sông cấm chợ”, là “tước” đi của họ cái quyền tự do chọn lựa khách hàng trong cơ chế thị trường. Về yêu cầu các DN đã được cấp phép khai thác khoáng sản titan trên địa bàn Bình Định phải xây dựng nhà máy chế biến sâu, nếu DN nào không đủ khả năng tài chính để thực hiện thì đề nghị Bộ TN-MT thu hồi giấy phép, các DN cho rằng đó là yêu cầu “quá đáng”, vì việc xây dựng NM cần phải đầu tư rất nhiều kinh phí, không phải DN nào cũng có khả năng.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Văn Thắng- Phó GĐ Sở Công thương Bình Định, từ năm 2005 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ thị về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, trong đó chỉ đạo: “chỉ cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư để làm giàu quặng hoặc chế biến ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc làm ra các sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế- xã hội cao”.

Tiếp đến, Văn phòng Chính phủ đã ra nhiều công văn, thông báo chỉ đạo: “Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hoàn nguyên ilmenite, xỉ titan hoặc rutil tại các tỉnh... trong đó có Bình Định”; “Từ năm 2009 sản phẩm khai thác, tuyển quặng titan chỉ phục vụ quy hoạch chế biến trong nước”; “Chỉ đạo các DNSX titan khẩn trương triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án chế biến sâu, đảm bảo sớm đưa các dự án và SX ổn định”...

Rõ ràng, với sự chỉ đạo “sát sườn” nêu trên của Chính phủ về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực titan thì những yêu cầu của chính quyền tỉnh Bình Định là không có gì phải thắc mắc.

Làm ăn chụp giật

Điều đáng lưu ý, tại cuộc đối thoại, chính các DN cũng mâu thuẫn với nhau. Ngay khi một số DN lên tiếng về việc titan bị tồn kho do các DN có NM chế biến sâu trong tỉnh không thu mua, 1 số DN có NM chế biến lập tức phản bác gay gắt.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, những năm 2007, 2009, 2010 số lượng titan thô bị “chảy máu” qua đường mua bán lậu là trên 100.000 tấn. Riêng năm 2008 con số này là trên 16.000 tấn.

Đại diện Cty CP Khoáng sản Sài Gòn- Quy Nhơn cho biết: “Từ đầu năm 2011 đến nay, chúng tôi đã từng đóng cửa nhà máy suốt 6 tháng vì không có nguyên liệu SX. Chúng tôi liên hệ với các DNSX titan thô thì họ đều bảo đã ký kết hợp đồng bán ra ngoài. Khi đàm phán về giá cả, các DN bán nguyên liệu cứ đòi bán giá “trên trời”, giá không theo Sở Công thương tỉnh quy định mà là giá “chợ đen” nên chúng tôi không thể mua được”.

Phát biểu tại cuộc đối thoại, ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định lên án gay gắt việc một số DN khi được cấp phép không đầu tư thiết bị tuyển tinh, chỉ đầu tư giai đoạn làm giàu quặng tại mỏ... rồi xuất bán thô với giá thấp. Một số đơn vị mua, vận chuyển bằng cả đường thủy, đường bộ, đường sắt rồi xuất lậu sang Trung Quốc.

 “Có trường hợp nhiều DN xin được giấy phép rồi sang nhượng để kiếm tiền tươi chứ không tổ chức SX. Nếu tình hình nhũng đoạn nêu trên không được cải thiện, chúng tôi sẽ thu hồi giấy phép”- ông Dũng khẳng định.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm