| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Nan giải di dời dân khỏi vùng nguy hiểm

Thứ Năm 04/09/2014 , 08:42 (GMT+7)

Trong năm nay, theo kế hoạch, Bình Định sẽ di dời 296 hộ dân ở những vùng sạt lở nguy hiểm đến các điểm tái định cư (TĐC) trước mùa bão lũ. 

Tuy nhiên, đến thời điểm này, mưa lũ đã cận kề, mà mới chỉ có 40 hộ chấp hành. Việc di dời dân khỏi những vùng nguy hiểm ở tỉnh này quả thật nan giải!

Nhiều khu TĐC không ai đến

Lướt qua hàng chục khu tái định cư đã được xây dựng khá hoàn chỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Định, điều dễ nhận ra là cư dân đến ở còn rất thưa thớt, không khí sinh hoạt buồn bã.

Hỏi thăm những người có trách nhiệm tại các địa phương thì ở đâu chúng tôi cũng gặp những cái lắc đầu: “Vận động miết mà họ đâu có chịu di dời”.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở NN-PTNT Bình Định), trong những năm gần đây, Bình Định liên tục chịu những cơn bão lũ kinh hoàng, thiệt hại vô kể.

Để bảo toàn tính mạng và tài sản cho hàng ngàn hộ dân sinh sống tại các vùng sạt lở nguy hiểm, tỉnh đã đầu tư trên 64 tỷ đồng (trong đó kinh phí TƯ gần 55 tỷ, kinh phí của tỉnh trên 9,1 tỷ) xây dựng hoàn thành 17 khu TĐC vùng sạt lở nguy hiểm. Tổng quỹ đất được quy hoạch là hơn 86 ha để bố trí chỗ ở cho 1.625 hộ dân với 6.500 nhân khẩu.

Trong đó, TĐC cho người dân vùng sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở núi 1.320 hộ; vùng thường xuyên ngập lũ 305 hộ. “Tuy nhiên, số hộ đã di dời đến những khu TĐC xây dựng nhà cửa, ổn định đời sống mới chỉ đạt khoảng 50% so với yêu cầu”, ông Bùi Đắc Cường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bình Định, cho biết.

Ví như trong năm 2014 này, UBND tỉnh Bình Định đã phân bổ nguồn kinh phí hơn 6,8 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho 296 hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm di dời đến các điểm TĐC; trong đó ưu tiên hỗ trợ di dời người dân vùng sạt lở ven biển trên địa bàn các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn.

Thế nhưng đến thời điểm này, mùa mưa lũ đã cận kề nhưng trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có 40 hộ đã di dời nhà cửa đến các khu TĐC; còn lại 256 hộ vẫn bám trụ nơi ở cũ, mặc dù đến mùa mưa lũ là ăn không ngon ngủ không yên vì chẳng biết hiểm nguy ập xuống khi nào.

12-16-11_nh-1
Đê ngăn mặn ở Phước Hòa (Tuy Phước-Bình Định) bị lở lói, uy hiếp vùng dân cư

Vì đâu dân không mặn mà

“Trước mắt, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân vùng sạt lở nguy hiểm trước mùa mưa bão năm nay, chúng tôi đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương, các ban, ngành, hội đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí, vận động nhân dân sớm di dời đến các điểm TĐC; chủ động lập phương án di dời dân đến nơi an toàn khi có thiên tai bão lụt xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”, ông Bùi Đắc Cường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bình Định.

Giải thích vì sao người dân đang “đánh đu” với nguy hiểm ở những vùng sạt lở nhưng vẫn không chịu di dời, dù những khu TĐC sẵn sàng đón nhận với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, ông Bùi Đắc Cường bộc bạch: “Qua làm việc với chính quyền địa phương và người dân sống tại các vùng sạt lở nguy hiểm, chúng tôi được biết nguyên nhân bà con chậm di dời đến các địa điểm TĐC là do hầu hết họ đều nghèo, trong khi mức hỗ trợ di dời của nhà nước còn thấp nên không đủ điều kiện xây dựng nơi ở mới.

Hiện nay, tuy mức hỗ trợ đã được nâng lên 20 triệu đồng/hộ, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu vốn xây dựng nhà cửa của người dân”.

Cũng theo ông Cường, một nguyên nhân khác là do nghề nghiệp sinh sống của họ đã gắn liền với nơi ở cũ từ lâu đời, nên họ sợ về nơi ở mới biết làm ăn thế nào. Ví như ở thôn Trung Lương, xã Cát Tiến (Phù Cát), xóm chài này ngày bị sóng biển gặm nhấm hẹp dần, hàng chục hộ dân đang sống ngay cửa miệng hà bá.

Chỉ tay về phía biển, ông Nguyễn Dưỡng, người đã có 67 năm sinh sống tại làng biển Chánh Lương, thôn Trung Lương, thất thần: “Năm 1998, một trận bão lớn quét qua làng biển cuốn phăng cả 25 ngôi nhà nằm ở phía trước.

Từ đó đến nay, tình trạng biển xâm thực, xói mòn ngày một nghiêm trọng; trung bình mỗi năm biển xâm thực đến vài m. Riêng nhà tui, trước đây, khoảng cách từ chân tường đến miệng sóng khoảng 30m, nhưng giờ cũng chỉ còn chưa đầy 2m. Tối đến, nghe những cơn sóng gầm rú bên tai, không tài nào ngủ được”. Ấy vậy mà việc di dời người dân ở đây di dời khỏi vùng nguy hiểm cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo UBND xã Cát Tiến (Phù Cát), từ năm 2009 đến nay, địa phương này đã phối hợp với ngành chức năng tiến hành rà soát, cấp đất cho 21 hộ sinh sống ở những vùng sạt lở, vùng bị thiên tai bão lũ uy hiếp tại thôn Trung Lương di dời đến khu TĐC thuộc thôn Phương Nghi có diện tích 6 ha. Nhưng đến nay, mới có 10 hộ đến xây dựng nhà ở.

“Biết người dân tiếc công việc biển giả ở nơi ở cũ nên trù trừ không chịu về khu TĐC, chúng tôi đã động viên họ, vào mùa biển êm vẫn có thể sinh sống tại nơi cũ để bám biển SX nhưng không được cơi nới, sang nhượng. Mùa mưa bão thì nhất thiết phải về khu TĐC để tránh hiểm họa. Nhưng nhiều hộ dân vẫn bất chấp nguy hiểm không chịu di dời”, Chủ tịch UBND xã Cát Tiến Nguyễn Từ Thiện, bộc bạch.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm