| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Nỗ lực cung ứng đủ giống

Thứ Hai 13/12/2010 , 09:45 (GMT+7)

Ngành chức năng đã nỗ lực cung ứng đủ giống cho bà con, không để xảy ra nạn lấy lúa thịt làm giống...

Ông Phan Trọng Hổ - GĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: “Vụ ĐX 2010-2011 Bình Định gieo sạ 47.500 ha lúa, trong đó có 19.000 ha chân 2 vụ/năm, số diện tích còn lại là chân 3 vụ/năm. Tính đến giờ này bà con nông dân đã gieo sạ được 26.000 ha chân 3 vụ/năm. Đáng mừng là ngành chức năng đã nỗ lực cung ứng đủ giống cho bà con, không để xảy ra nạn lấy lúa thịt làm giống”.

Điều đáng ghi nhận trước tiên là lãnh đạo tỉnh này đã kịp thời ra những quyết định chỉ đạo ngành chức năng phải nhanh chóng xoay sở cung ứng đủ giống lúa cho bà con sau mỗi đợt mưa lũ. Ví dụ, sau 2 cơn lũ xảy ra vào đầu tháng 11/2010, ngày 24/11 UBND tỉnh Bình Định đã ra QĐ 2733/QĐ-CTUB về việc phân bổ lúa giống hỗ trợ cho người dân các địa phương bị thiệt hại.

Thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã nhanh chóng cung ứng 951 tấn giống lúa thuần về 5 huyện bị thiệt hại do mưa lũ. Trong đó, Phù Cát: 150 tấn, Vân Canh: 10 tấn, Vĩnh Thạnh: 15 tấn, An Lão: 20 tấn và TP Quy Nhơn: 10 tấn. Tiếp đến, sau đợt lũ thứ 3, ngày 2/12 lãnh đạo tỉnh này ra QĐ 2795/QĐ-CTUB tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng kịp thời hỗ trợ giống lúa cho các địa phương bị thiệt hại trong đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 28-30/11/2010. Lần này Trung tâm Giống cây trồng Bình Định tiếp tục xuất giống dự phòng cung ứng 200 tấn giống lúa thuần về các huyện Phù Cát: 80 tấn, An Nhơn: 10 tấn, Hoài Nhơn: 10 tấn, Phù Mỹ: 60 tấn và Tây Sơn: 40 tấn.

Ngoài ra, từ ngày 27/11/2010 đến nay, Trung tâm GCT Bình Định còn tiến hành phân bổ 138 tấn giống lúa lai gồm các giống: Nhị ưu 838, N.ưu 69, BTE1, Bio 404, D ưu 572, PAC 807 cho 11 huyện, thành phố có phong trào SX lúa lai mạnh như Tp Quy Nhơn, các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An lão.

Sau 3 đợt mưa lũ, ngày xuống giống vụ ĐX cận kề, không thể chờ tiền hỗ trợ giống lúa từ TƯ về, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cho các huyện thiếu giống chủ động ứng ngân sách mua giống. Lượng giống cấp 1 được SX trong các HTXNN và các đơn vị SX giống lúa trên địa bàn được huy động tối đa để điều phối. Lúa giống được SX trong các HTXNN và các đơn vị SX giống lúa trên địa bàn không bị tồn đọng như những năm trước đây.

Ông Nguyễn Văn Lâm - GĐ Trung tâm Giống cây trồng Bình Định cho biết: “Việc điều phối giống lúa năm nay của ngành chức năng không những đáp ứng kịp thời cho bà con SX mà còn là động lực khuyến khích các HTXNN và các đơn vị tư nhân hăng hái SX giống lúa, duy trì phong trào cấp 1 hóa giống lúa ở Bình Định”. Ông Lâm nói thêm: “Nếu cách huy động giống từ cơ sở vẫn tiếp tục duy trì như năm nay thì đây là niềm hy vọng cho dịch vụ SX giống lúa trong các HTXNN trong tỉnh”.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân được mùa lớn, giá cao chưa từng thấy, nông dân vui phơi phới

Nông dân Phú Yên đang thu hoạch lúa đông xuân trong niềm vui lớn khi lúa vừa được mùa, giá lại cao chưa từng thấy.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.