| Hotline: 0983.970.780

Bình Định nứt nẻ

Thứ Năm 12/06/2014 , 09:15 (GMT+7)

Dù còn hơn 2 tháng nữa lúa HT ở Bình Định mới thu hoạch nhưng có gần 6.000 ha lúa, hoa màu đứng ngơ chờ mưa vì không còn nước tưới.

Hạn diện rộng

Về huyện miền núi An Lão trong những ngày này mới thấy hết sự khắc nghiệt của hạn hán đang giày vò nhiều diện tích lúa HT ở đây. Cây lúa đang đẻ nhánh mà mặt ruộng khô nứt nẻ, các hồ chứa đã cạn, mưa thì còn ở đâu xa lắc.

Ông Lê Văn Bốn, Chủ nhiệm HTXNN An Tân (An Lão) thở dài: “Vụ này HTX làm 130 ha lúa, 36 ha cây màu. Trong đó 70 ha lúa, màu ăn nước hồ Sông Vố, diện tích còn lại phụ thuộc vào các đập dâng.

Sông Vố đã cạn kiệt, chỉ còn đủ nước tưới cầm chừng, 10 ngày mới đến 1 phiên tưới, đủ thấm để chờ mưa. Các đập bổi thì nước chảy liu riu. Cây lúa đang đẻ nhánh mà khô khát kiểu này mất năng suất là cầm chắc”.

Ở Phù Mỹ hạn hán còn nghiêm trọng hơn. Theo ông Ngô Đình Ba, Trưởng phòng NN-PTNT huyện, nắng nóng kéo dài từ cuối vụ ĐX 2013-2014 đến nay đã làm cho nhiều hồ nước trên địa bàn bị khô cạn. Toàn huyện có 1.505 ha cây trồng (trong đó 1.147 ha lúa) thiếu nước tưới trầm trọng. 6.500 hộ dân cũng thiếu nước sinh hoạt.

Theo số liệu của ngành chức năng, 5 tháng đầu năm nay, lượng mưa trên địa bàn Bình Định chỉ đạt 129 mm, bằng 41% so với cùng kỳ nhiều năm. Do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài đã làm cho nhiều ao, hồ, sông suối bị khô kiệt, mực nước trên các sông thấp hơn cùng kỳ nhiều năm từ 0,2 - 0,4 m.

Hiện nay, lượng nước còn lại tại 161 hồ chứa trên địa bàn tỉnh là 266,5 triệu m3/575 triệu m3, bằng 46% dung tích thiết kế.

Tập trung mọi nguồn lực

“Sở NN-PTNT thành lập ngay hội đồng phân phối nước cho các hệ thống các sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang để xây dựng kế hoạch điều tiết nước một cách cụ thể và hiệu quả. Điện lực ưu tiên cấp điện cho SX nông nghiệp, không cắt điện gây ảnh hưởng đến việc bơm nước chống hạn, cứu lúa của nông dân.
Trung tâm Nước sạch & VSMTNT lên phương án dùng các xe bồn vận chuyển nước sạch đến cung cấp cho các hộ dân vùng khó khăn nguồn nước với tiêu chuẩn 20 lít/người/ngày”, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Bình Định, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên phải đến cuối tháng 8 mới có lượng mưa khá hơn để có thể cải thiện tình hình khô hạn. Do vậy, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp trong 2 - 3 tháng tới.

Trước tình hình này, để hạn chế thiệt hại do hạn gây ra, các địa phương đang tập trung mọi nguồn lực để chống hạn.

Đơn cử như ở xã Cát Trinh (Phù Cát) đã quy hoạch vùng và vận động một số hộ dân hiến một phần ruộng lúa để lấy diện tích đào ao cùng bơm tưới, xã sẽ cấp bù lại diện tích này để SX các vụ tiếp theo. Ngoài ra, xã còn đào 1 giếng lớn có đường kính 3m ở xóm Gò Quy, thôn An Đức, lấy nước phục vụ sinh hoạt cho trên 100 hộ dân ở đây.

UBND xã Cát Trinh còn đầu tư hơn 100 triệu đồng để khoan 19 giếng đôi, mỗi giếng tưới khoảng 2 ha; đào 3 ao mỗi ao 150 m2, tưới khoảng 4 ha. Cộng với 28 giếng khoan năm trước được khơi thông trở lại, sẽ bảo đảm được nước tưới khoảng 70 ha.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Lê Hữu Lộc đã yêu cầu các ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp chống hạn và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Trước mắt, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố, thị xã và Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định kiểm tra các hồ chứa, quản lý chặt chẽ nguồn nước, xây dựng kế hoạch tưới một cách cụ thể cho từng vùng.

Tận dụng các nguồn nước tưới còn lại ở các sông suối, ao, hồ để cung cấp cho SX vụ HT và sử dụng nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí tổ chức nạo vét kênh mương, hỗ trợ xăng dầu phục vụ bơm tát nhằm đảm bảo cung cấp nước kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt cho người dân và gia súc.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm