| Hotline: 0983.970.780

Bình Định sẽ cắt hỗ trợ lúa lai

Thứ Ba 21/04/2015 , 10:53 (GMT+7)

Khi chính sách hỗ trợ giống lúa lai kết thúc (năm 2013), UBND tỉnh Bình Định lấy ý kiến lãnh đạo và người dân các địa phương có sử dụng lúa lai và nhận được phản hồi là cần thiết duy trì chính sách này...

Trong những năm qua, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Bình Định trở nên khấm khá hơn do đã biết làm lúa nước, lại được tiếp cận các giống lúa lai cho năng suất cao nhờ chính sách hỗ trợ 100% giá giống của tỉnh.

Tuy nhiên, cuối năm 2015 này chính sách trên sẽ hết hiệu lực, đồng nghĩa việc hỗ trợ giống lúa lai cũng chấm dứt, không biết rồi đây chuyện canh tác lúa và đời sống của đồng bào sẽ ra sao?

Chính sách phù hợp

Nhằm đẩy mạnh năng suất và sản lượng lúa để nâng cao thu nhập cho nông dân, ổn định an ninh lương thực trên địa bàn, nhất là đối với các vùng miền núi, ngành nông nghiệp Bình Định không ngừng tổ chức SX khảo nghiệm, tìm ra những giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao để đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh.

Bên cạnh đó, để khuyến khích nông dân SX các giống lúa lai, ngày 20/10/2009, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010-2015, trong đó chính sách hỗ trợ giống lúa lai sẽ được thực hiện đến năm 2013 là kết thúc.

Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng miền núi tham gia SX các giống lúa lai được UBND tỉnh hỗ trợ 100% giá giống, nông dân miền đồng bằng SX lúa lai được UBND tỉnh hỗ trợ 30%, 70% còn lại do địa phương và nông dân đóng góp.

Trong 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ giống lúa lai, riêng đồng bào dân tộc thiểu số liên tục được UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% giá giống, còn mức hỗ trợ cho nông dân các vùng đồng bằng giảm 5% mỗi năm, đến năm 2013 mức hỗ trợ còn 15%.

Khi chính sách hỗ trợ giống lúa lai kết thúc (năm 2013), UBND tỉnh Bình Định lấy ý kiến lãnh đạo và người dân các địa phương có sử dụng lúa lai và nhận được phản hồi là cần thiết duy trì chính sách này do hiệu quả thiết thực nó mang lại, nhất là đối với đồng bào dân tộc miền núi, đồng thời tăng mức hỗ trợ lên trên 15% để khuyến khích nông dân tham gia.

Sau đó, vào ngày 24/10/2013, UBND tỉnh Bình Định ban hành văn bản số 4398/UBND-TH về việc gia hạn hỗ trợ giá giống lúa lai đến năm 2015, đồng thời nâng mức hỗ trợ cho vùng đồng bằng lên 20%, miền núi vẫn được hưởng mức hỗ trợ 100%.

Đồng thời với chính sách hỗ trợ giá giống, ngành nông nghiệp Bình Định còn xây dựng nhiều mô hình thâm canh lúa nước vùng cao SX các giống lúa lai, đưa năng suất bình quân ở các vùng miền núi tỉnh Bình Định từ 15 tạ/ha lên đến 60 - 70 tạ/ha.

Đặc biệt có những vùng bà con tuân thủ quy trình thâm canh lúa lai đã đạt năng suất đến 80 tạ/ha, chẳng khác gì ở miền xuôi.

Nhờ đó, bà con đồng bào dân tộc thiểu số dần dần từ bỏ thói quen du canh, bám trụ để SX lúa nước, đời sống được cải thiện rõ rệt và an ninh lương thực ở các khu vực miền núi được bảo đảm vững chắc.

Viễn cảnh nào khi miền núi “đứt” hỗ trợ

Hết năm 2015 này, chính sách hỗ trợ giống lúa lai tại Bình Định sẽ chấm dứt. Điều này chẳng ảnh hưởng mấy đến các vùng đồng bằng, bởi sau nhiều năm SX lúa lai, đã nhận thấy hiệu quả thiết thực, nếu không còn được Nhà nước hỗ trợ thì nông dân vẫn có thể tự mua giống để SX. 

Không chỉ vậy, hiện nay ở các vùng đồng bằng tại Bình Định đang lưu hành vô số giống lúa thuần có tiềm năng năng suất cao chẳng kém lúa lai, chất lượng gạo lại ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nếu Nhà nước chấm dứt hỗ trợ giống lúa lai thì nông dân chuyển sang làm lúa thuần, không vấn đề gì!

Vấn đề ở đây là đối với đồng bào dân tộc miền núi, họ đã quen được hỗ trợ 100% giá giống, bây giờ bỗng “đứt” nguồn hỗ trợ thì chắc chắn sẽ chẳng mấy ai bỏ tiền ra mua giống lúa lai về SX.

Tại cuộc họp triển khai các chính sách, đề án phát triển ngành NN-PTNT năm 2015 và những năm tiếp theo, ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định đã giao Trung tâm Giống cây trồng phối hợp với Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp - nông thôn xây dựng đề án hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2016-2020.
Các địa phương miền núi tỉnh này hy vọng chính sách hỗ trợ giống lúa lai cho đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được duy trì để đời sống người dân ở đây được ổn định bền vững.

Và cầm chắc một điều, khi ấy trong nhà có lúa gì họ sẽ lấy đó làm giống mà cắm xuống ruộng. Nếu sự thể này xảy ra, không biết mức năng suất, sản lượng lúa ở những vùng miền núi tại Bình Định có còn ổn định như những năm qua?

Theo nhìn nhận của ông Nguyễn Kế Đấu, Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), địa phương có 2 làng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là Lokpok và Hà Rơn có toàn bộ diện tích SX lúa nước đều làm lúa lai thì hiện nay bà con đã quen với SX lúa lai rồi.

Nhờ ưu thế lai, trong quá trình SX dù có bị bà con lơ là chuyện chăm sóc lúa vẫn phát triển tốt.

Để minh họa, ông Đấu nhắc lại lời tâm sự của 1 nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số ở làng Lokpok: “Lúa lai sạ xuống ruộng nếu không được chăm sóc, đến cuối vụ người cũng có lúa để ăn. Nếu không phải là lúa lai mà làm như thế thì chỉ có con bò, con trâu có cái ăn (rơm, rạ) chứ người không có lúa ăn đâu”!

Theo ngành chuyên môn, các giống lúa lai nhờ ưu thế lai nên phù hợp với những chân đất xấu và trung bình, thường có ở những vùng miền núi như Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh và những vùng bán sơn địa như Hoài Ân, Tây Sơn.

Từ khi có chính sách hỗ trợ giá giống lúa lai, an ninh lương thực ở những địa phương miền núi tại Bình Định được bảo đảm.

Ông Nguyễn Kế Đấu cho biết thêm: “Toàn bộ diện tích SX lúa nước ở 2 làng đồng bào dân tộc là Lokpok và Hà Rơn đều làm lúa lai. Có hộ làm chỉ 1 mùa mà lúa dư ăn đến hết mùa sau.

Do đó, làm xong vụ lúa hộ này nhượng ruộng cho những hộ dân trong làng chỉ có đất rẫy chứ không có ruộng SX lúa nước làm kiếm lúa ăn ổn định đời sống gia đình. Từ khi tham gia SX lúa lai, chuyện thiếu gạo ăn không còn xảy ra ở địa phương như trước đây”.

Bình Định: Hỗ trợ 333.091 kg giống lúa lai SX vụ hè thu

Ông Đỗ Tấn Tiên, GĐ Trung tâm Giống cây trồng Bình Định cho biết, vụ HT 2015, Bình Định tiếp tục hỗ trợ 333.091 kg giống lúa lai giống lúa lai Nhị ưu 838, TH3-3, CT 16, HYT 108, Syn 6, Đắc Ưu 11, Xuyên Hương 178 và giống lúa TH3-5 cho các địa phương để hỗ trợ nông dân SX.

Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 100% giá giống lúa lai từ ngân sách tỉnh. Các hộ nông dân vùng đồng bằng được hỗ trợ 20% giá lúa giống, 80% còn lại do ngân sách địa phương và hộ nông dân đóng góp.

Trung tâm đã liên hệ với các doanh nghiệp SXKD giống cây trồng trong nước để cung ứng giống.

 

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất