| Hotline: 0983.970.780

Bình Định thẩm định chất lượng 'tàu vỏ thép 67'

Thứ Tư 07/06/2017 , 14:03 (GMT+7)

Tổ thẩm định do ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định làm tổ trưởng. 

Chiều 6/6, Bình Định bắt đầu triển khai thẩm định chất lượng tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 nhằm đánh giá rõ ràng, khách quan, có cơ sở khoa học để xác định rõ chất lượng, giá trị, nguồn gốc sản phẩm và tính năng hoạt động của vỏ tàu, máy tàu và các trang thiết bị đã được thi công, so với hợp đồng đã ký kết giữa ngư dân và cơ sở đóng tàu.

19-10-48_kd1
Đoàn kiểm tra trên một "tàu 67" vỏ sắt

Tổ thẩm định do ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định làm tổ trưởng. Theo ông Phúc, đối tượng thẩm định là 18 chiếc tàu vỏ thép đóng theo NĐ 67 mà chủ tàu kiến nghị về chất lượng vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị khai thác hàng hải.

Tổ thẩm định sẽ đo đạc các kích thước cơ bản của vỏ tàu; xác định vật liệu thép vỏ tàu; đo độ dày vỏ tại các phần, gồm: Tôn đáy tàu, tôn hông tàu, tôn mạn tàu, tôn vách, tôn cabin và các lớp sơn bảo vệ vỏ tàu. Về phần máy chính, máy phát điện của tàu tổ thẩm định sẽ xác định các loại nhãn hiệu ghi hoặc đóng trên động cơ, hộp số; năm sản xuất; nơi sản xuất; số seri, số máy đóng trên thân máy chìm hoặc nổi, số xy lanh kiểm tra sự đồng bộ của động cơ, hộp số và hệ trục chân vịt. Về phần trang thiết bị hàng hải, ngư lưới cụ, tổ thẩm định sẽ xác định các loại nhãn hiệu, số seri, số máy đồng thời kiểm tra tính năng hoạt động của máy và thử tải các thiết bị khai thác.

Trong chiều 6/6, tại Cảng Hải đoàn Biên phòng 48 đóng trên địa bàn TP Quy Nhơn, tổ công tác tiến hành thẩm định 2 tàu cá: BĐ 99029 TS của ngư dân Trần Văn Hạo và tàu BĐ 99279 TS của ngư dân Trương Hoài Khánh cùng ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn).

Ngày 7/6, tổ thẩm định tiếp tục làm việc với 3 tàu cá: BĐ 99179 TS của ngư dân Mai Văn Chương (huyện Phù Cát); tàu BĐ 99027 TS của ngư dân Trần Minh Vương (huyện Phù Cát); tàu BĐ 99245 TS của ngư dân Trần Đình Sơn (huyện Phù Mỹ).

Ngày 8 và ngày 9/6, tổ thẩm định tiếp tục kiểm tra tàu tại Cảng cá Đề Gi (huyện Phù Cát) đối với 8 tàu: BĐ 99086 TS của ngư dân Đinh Công Khánh; BĐ 99016 TS của ngư dân Lê Văn Thãi; BĐ 99888 TS của ngư dân Nguyễn Công Quí; BĐ 99160 TS của ngư dân Thái Văn Duyệt; BĐ 99168 TS của ngư dân Lê Ngô Hát; BĐ 99018 TS của ngư dân Võ Tuân; BĐ 99004 TS của ngư dân Nguyễn Văn Lý; BĐ 99567 TS của ngư dân Nguyễn Văn Mạnh.

Ngày 11/6 tổ công tác tổ chức kiểm tra tàu tại Cảng cá Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) cho 5 tàu: BĐ 99047 TS của ngư dân Nguyễn Công Đồng; BĐ 99777 TS của ngư dân Trần Kim Trung; BĐ 99689 TS của ngư dân Mai Trường; BĐ 99678 TS của ngư dân Nguyễn Ảnh và tàu tàu BĐ 99909 TS của ngư dân Lê Hoài Thanh.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định Trần Văn Phúc, trong thời gian tổ chức thẩm định, nếu phát sinh thêm yêu cầu kiểm tra của các chủ tàu vỏ thép, tổ thẩm định sẽ bố trí hợp lý trình tự và tổ chức kiểm tra theo yêu cầu của chủ tàu trước ngày 20/6. “Trong đợt kiểm định, tổ công tác sẽ chú tâm đến những tàu gỉ sét phần vỏ do Cty TNHH Đại Nguyên Dương đóng, nếu chủ tàu đồng ý tổ công tác sẽ cắt mẫu thép để mang đi kiểm định. Những tàu do Cty TNHH MTV Nam Triệu đóng chủ yếu bị hỏng máy, hầu hết đã được khắc phục. Sau đợt thẩm định, Sở NN-PTNT Bình Định sẽ họp báo về kết quả kiểm tra hiện trường vào ngày 13/6”, ông Phúc cho hay.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm