| Hotline: 0983.970.780

Bỏ giấc mơ Mỹ, về làm... huơng

Thứ Tư 29/01/2014 , 22:03 (GMT+7)

Cuộc sống luôn có những sự lựa chọn lạ lùng đến mức chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Trần Phương Anh là người như vậy. Việc một người trẻ được đào tạo ngành kinh tế bên Mỹ từ bỏ tất cả để trở về Việt Nam làm hương quả là chuyện không thể lạ lùng hơn.

Cuộc sống luôn có những sự lựa chọn lạ lùng đến mức chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Trần Phương Anh (ảnh) là người như vậy. Ở thời buổi kinh doanh kiểu bất chấp tất cả vì lợi nhuận này thì việc một người trẻ được đào tạo ngành kinh tế bên Mỹ từ bỏ tất cả để trở về Việt Nam làm hương quả là chuyện không thể lạ lùng hơn. 

Phải của riêng mình

Trước hết xin được giới thiệu về công việc hiện tại của chàng trai sinh năm 1981 quê ở huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) này. Trần Phương Anh, Giám đốc Cty hương Phụng Nghi. Sẽ nhiều người nghĩ, làm hương thì có gì lạ lùng? Lạ chứ. Xin thưa, đó là một cách làm vô tiền khoáng hậu. Trần Phương Anh đã thay đổi cách nhìn nhận về nén hương của người dân Việt Nam.

Người ta nói nhiều chuyện Trần Phương Anh từ bỏ công việc ở Thung lũng Silicon ở vùng vịnh San Francisco (Mỹ), nơi nổi tiếng nhất thế giới về khoa học và công nghệ cao để quay về Việt Nam lập nghiệp. Rồi chuyện anh từng làm việc cho Samsung, cho BBQ, hay làm Giám đốc Việt Nam của hãng bảo mật danh tiếng Bitdefender với mức lương được định giá là cao hơn bất cứ người nào từng học trường Đại học Ngoại thương.

Họ chỉ không nói một điều: Quãng thời gian khi mới quyết định chia tay nước Mỹ trở về Việt Nam thì Trần Phương Anh… thất nghiệp.

“Rất nhiều thế hệ có khái niệm “giấc mơ Mỹ”. Thung lũng Silicon là cái gì? Phải. Tôi từng thực tập, từng làm việc ở Silicon. Đó là nơi thực sự danh giá, nhưng thực tế vẫn là làm thuê. Mà làm thuê thì không phải là giấc mơ, không phải là tham vọng của tôi. Kiến thức của mình tại sao không dùng để xây dựng quê hương, đóng góp cho đất nước mà lại phải bôn ba xứ người? Mình có thể giàu rất nhanh nhưng đóng góp cho xã hội được cái gì? Hãy là một người dân, khi đất nước cần trước đã”, Trần Phương Anh thẳng thắn.

Giấc mơ của Trần Phương Anh rất đơn giản: Làm gì cũng được, nhỏ hay to không quan trọng nhưng phải là của riêng mình.

Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương chuyên ngành kinh tế đối ngoại, làm việc ở Samsung, sau vài năm Trần Phương Anh nhận học bổng đi Mỹ. Kiến thức, cuộc sống xứ cờ hoa đã dạy cho Trần Phương Anh cơ hội trở thành một nhà kinh tế tài ba. Khi cơ hội lập nghiệp ở Mỹ, giấc mơ của hàng tỷ người trên thế giới với Trần Phương Anh không xa vời nữa thì anh quyết định quay về.

“Về không chỉ để gần gũi gia đình. Tôi luôn nghĩ sẽ làm một thứ nhỏ thôi nhưng sẽ thật tinh tế và hoàn hảo. Tôi luôn ngưỡng mộ cách làm của người Nhật. Gọn gàng, tinh tế mặc dù bé”, anh thổ lộ.

Trở về Việt Nam, hành trang của Trần Phương Anh là kiến thức. Việc đầu tiên chưa thể nghĩ được gì hơn lên mạng tìm việc. Sau cú thi trượt vào Viettel, anh lần lượt trải qua nhiều vị trí quan trọng như Giám đốc điều hành BBQ Chicken, Giám đốc điều hành BitDefender… Những vị trí thỏa mãn về tiền bạc.

Nhưng trong sâu thẳm con người chàng trai trẻ vẫn cứ khắc khoải, mong ngóng một điều gì đó. Thứ mà anh gọi là bản tính, là giấc mơ đích thực của tuổi trẻ. Một giấc mơ mà cho dù tiền bạc có nhiều đến cỡ nào thì cũng không thể ru ngủ được. Thế là, sau những buổi làm việc, anh rong ruổi cắt nghĩa giấc mơ của mình. Cuối cùng gặp hương. 

Hương là duyên phận

“Nếu để làm thương mại, kinh tế sẽ có nhiều lựa chọn khác hấp dẫn hơn, lợi nhuận gấp cả nghìn lần. Ví dụ, một người bạn rủ tôi làm Cty phân phối điện thoại di động. Nếu tôi đồng ý thì bây giờ đã là cổ đông của Cty có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Nhưng tôi không thấy tiếc vì cuộc sống của mình. Nén hương mang lại thu nhập không nhiều nhưng yên tâm, thanh thản. Hương là duyên phận của tôi”, Trần Phương Anh chia sẻ.


Trần Phương Anh và hương Phụng Nghi

Mỗi lần về quê Thái Bình, Trần Phương Anh thường đến Chùa Keo. Chính trong một buổi chiều bảng lảng ở ngôi chùa ấy, nén hương bén duyên với chàng trai trẻ.

Đó là một chiều mùa thu. Chùa Keo vắng ngắt. Tiếng chim hót trên cây ngọc lan tỏa hương phảng phất. Mùi hương ngọc lan quện vào mùi hương trầm trong chùa tạo nên không gian trầm mặc, thanh tịnh vô cùng. Rồi những suy nghĩ về nén hương của người Việt khiến Trần Phương Anh trăn trở. Hương quan trọng trong văn hóa thì rõ rồi. Nhưng hương đang ở đâu? Nguồn gốc, văn hóa về nén hương như thế nào?

Chủ động xin nghỉ việc, từ bỏ mức lương gần chục ngàn đô mỗi tháng, Trần Phương Anh xác định gắn bó với nén hương. Những gì học được ở Mỹ, học được trong quá trình đi làm ở những Cty lớn của nước ngoài được áp dụng, nhưng rồi chàng trai trẻ ấy nhận ra rằng: Đây là Việt Nam. Nơi mà câu chuyện thương hiệu còn là điều xa xỉ, còn người tiêu dùng vẫn theo thói quen…chết cũng được. Đạo đức kinh doanh ở đâu chứ không ở đây.

Sau quãng thời gian tìm tòi, gây dựng thương hiệu hương Phụng Nghi, Trần Phương Anh phải suy nghĩ:  “Tôi có cả một đời người để theo đuổi nên không bao giờ là muộn cả. Những gì là bản sắc thì phải được gìn giữ. Danh họa VanGogh chết trong nghèo khổ, những bức tranh của ông mấy chục năm, thậm chí là hàng trăm năm sau người ta mới nhìn nhận giá trị. Nói thế không có nghĩa là so sánh với hương Phụng Nghi, nhưng cái triết lý ấy thì phải giữ. Cuộc sống này không nhất thiết phải quá nhiều tiền. Tâm huyết thì phải là của mình chứ không thể của thị trường, của số đông được. Tôi thấy cần phải làm gì đó để đưa nén nhang, nét tinh hoa văn hóa dân tộc trở lại đúng vị trí linh nghiệm vốn có của nó. Làm nhang không giống như kinh doanh để lấy lãi thông thường, mà nó chính là văn hóa”.

May mắn, anh nhận được sự hưởng ứng của các nhà văn hóa, sử học như Lê Văn Lan, Vũ Khiêu, Ngô Đức Thịnh, …

Mất đến 3 năm lặn lội khắp các vùng trầm, quế, hương bài, trám… trên khắp các vùng miền đất nước, Phụng Nghi mới sản xuất các loại hương.

Thắp hương là một nét đẹp của văn hóa dân tộc, là tinh hoa giao hòa huyền diệu giữa Trời, Đất và Người… Hương làm từ thảo mộc từ các vùng miền. Phụng Nghi chia 5 trường phái ở 5 vùng khác nhau: Hương trầm Thăng Long- Hà Nội, kết tinh từ triết lý Ngũ hành, mỗi loại thảo mộc tượng trưng cho một hành mà hòa quyện vấn vít vào với nhau. Hương Trám vùng Kinh Bắc, không có trầm nhưng lại có trám, đặc biệt là trám vùng Yên Thế có nhựa rất thơm. Vùng Đông Bắc Bộ, chủ yếu sử dụng cây hương Bài, một loại cây mùi thơm thanh cao, tạo nên mùi hương rất đặc trưng cho vùng này. Đà Nẵng – Huế thì sử dụng nhiều trầm vì đây là vùng có nhiều trầm rất tốt. Sài Gòn – Gia Định mang văn hóa Phật giáo Tiểu thừa, hương làm chủ yếu từ gỗ cây đàn hương…

Cái ngày Trần Phương Anh bỏ tất cả đi làm hương, cả gia đình, bạn bè chẳng ai ủng hộ. Có thể bây giờ vẫn vậy. Nhưng Cty hương giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, và điều quan trọng nhất là đưa nén hương Việt Nam lên một vị thế khác. Đó chẳng phải là thành quả mà không tiền bạc nào mua nổi hay sao?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm