| Hotline: 0983.970.780

Bộ sản phẩm cho cà phê Tây Nguyên

Thứ Sáu 22/03/2013 , 09:47 (GMT+7)

Tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, Cty CP Phân bón Bình Điền tham gia nhiều hoạt động, trong đó nổi bật là các hội thảo giới thiệu bộ sản phẩm mới và tổ chức “Đêm hội vào mùa”.

Tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, Cty CP Phân bón Bình Điền tham gia nhiều hoạt động, trong đó nổi bật là các hội thảo giới thiệu bộ sản phẩm mới và tổ chức “Đêm hội vào mùa”.

SẢN PHẨM KHÔNG THỂ LÀM NHÁI

Phát biểu với bà con nông dân tại buổi hội thảo giới thiệu bộ sản phẩm mới của Cty, ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty Bình Điền nói: “Từ nhiều năm nay, mảnh đất và con người Tây Nguyên trở thành máu thịt của những người làm phân bón Đầu trâu. Chúng ta đã là bạn, cao hơn nữa là anh em của nhau rồi. Đã là bạn thì phải luôn giành cho nhau những gì tốt nhất, đẹp nhất, có khi quên cả phần mình. Từ thôi thúc ấy, bộ sản phẩm mới cho cà phê Tây Nguyên hôm nay là món quà kết tinh của tình cảm và trí tuệ của đội ngũ khoa học Cty dành cho Tây Nguyên”.

Theo GS.TS Mai Văn Quyền, sau nhiều năm canh tác bón phân SA và các sản phẩm khác có chứa SA như NPK 16.16.8.13S liên tục, đất Tây Nguyên đã có diễn biến xấu, trở nên chua, hàm lượng S tự do trong đất cao gây ngộ độc cho cây. Vì vậy, mặc dù Bình Điền đã có những sản phẩm phân bón chuyên dùng nhưng các nhà khoa học và lãnh đạo Cty vẫn quyết tâm nghiên cứu, khảo nghiệm, đối chiếu, so sánh và tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trên thế giới để chế tạo nên sản phẩm phù hợp nhất.

Sau nhiều năm miệt mài, Bình Điền đã cho ra đời bộ sản phẩm mới bằng công nghệ urê hóa lỏng giảm tỷ lệ S từ trên 10% xuống dưới 5%; nén được hàm lượng đạm (N), lân (P) lên rất cao (trên 20%), đưa được nhiều hoạt chất chống thất thoát N, tăng hiệu quả sử dụng P và các chất trung, vi lượng cần thiết khác; nhất là chất Penac P (của Đức) giúp khử chua, hạ phèn rất tốt cho đất… mà công nghệ SX cũ không tài nào làm được. Bộ sản phẩm mới có tính đột phá không những là niềm tự hào, mà còn thể hiện trách nhiệm của Bình Điền với SX, với bà con nông dân.

ĐẠI LÝ VUI VẺ, NÔNG DÂN TIN TƯỞNG

Bạn hàng Công Nguyên ở đường Lý Thường Kiệt, TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) nói: “Chúng tôi đã chấp nhận phân bón Bình Điền, đã thương ông Phong "Đầu trâu" từ hơn chục năm nay rồi”. Đại lý Nguyên cũng ở Buôn Ma Thuột chia sẻ: “Tui bán phân Đầu trâu từ năm 1996. Năm 2012 bán được trên 10.000 tấn. Tôi tâm đắc chính sách hợp tác dài lâu của Bình Điền. Mặc dù lợi nhuận bán hàng Bình Điền không bằng những Cty khác, nhưng bù lại bán được nhiều nên tôi cứ thủy chung với Đầu Trâu mà chả dại mà “nhảy qua, nhảy lại”.

Trả lời câu hỏi giá bán hơi cao của ông Mai Văn Đầy, PGĐ Cty Cổ phần thương mại IAGRAI (Gia Lai), ThS. Phan Văn Tâm, Trưởng phòng Marketing Cty Bình Điền nói: “Nếu chỉ nhìn vào chênh lệch 500, hay 1.000 đồng cho 1 kg mà nói phân Đầu Trâu mắc hơn là không đúng vì xét kỹ hàm lượng các chất dinh dưỡng hữu ích thì chỉ cần bón 2/3, thậm chí 1/2 cũng sẽ cho kết quả SX tương đương với 1 kg phân bón khác”.

Ông Dương Phú Bình ở Kon Tum nói: “Phân bón Đầu trâu tốt lắm nhưng bị làm giả, làm nhái nhiều. Tôi bón cho cà phê 3 đợt, đợt 1 mua phân đơn về tự trộn cho chắc ăn; đợt 2, đợt 3 mới dùng Đầu trâu”. Đây là lo ngại không chỉ của riêng ông Bình.

Làm sao dẹp được nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ lợi ích cho nhà nông? GS.TS Mai Văn Quyền khẳng định: “Bộ sản phẩm của Bình Điền là khắc tinh của hàng giả, hàng nhái bởi “công nghệ cuốc xẻng” không thể làm được. Còn chất lượng thì bà con yên tâm, công nghệ SX phân bón trên nền urê hóa lỏng là hiện đại nhất của VN và thế giới hiện nay, luôn cho ra những mẻ phân, hạt phân đúng hàm lượng đăng ký, không hề có chút xê dịch nào”.

RỘN RÃ LỄ HỘI VÀO MÙA

Hàng ngàn người, trong đó có 700 nông dân tiêu biểu của 5 tỉnh thành Tây Nguyên nườm nượp đổ về quảng trường 10/3, TP Buôn Ma Thuột từ rất sớm, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk. Tham gia lễ hội “Đêm hội vào mùa” được trực tiếp trên truyền hình 5 tỉnh Tây Nguyên.

Ngoài chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm dấu ấn của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với hàng trăm ca sỹ, diễn viên biểu diễn trên bà con nông dân còn được nghe các nhà khoa học, nhà quản lý nói về những thành tựu, đóng góp to lớn của ngành cà phê, của bà con nông dân Tây Nguyên với địa phương và cả nước; những khó khăn, thách thức của ngành cà phê trong tình hình biến đổi thời tiết, khí hậu; những vướng mắc về thương mại khi thực hiện cam kết của WTO; về công tác chế biến, xây dựng, quảng bá thương hiệu cà phê VN ra thế giới…

70 nông dân có hoàn cảnh khó khăn được Bình Điền trao tặng món quà, trị già bằng 2 bao phân bón. Ông Vương Văn Sáng ở huyện Đăk Min, tỉnh Đăk Nông xúc động nói: “Đến với lễ hội tụi tôi được bao nhiêu thứ, được ăn ngon, ngủ khách sạn sang trọng, đi chơi thành phố, quà mang về; nhất là được gặp gỡ bạn bè, giao lưu với các nhà khoa học, mở mang hiểu biết rất nhiều về đất, phân bón. Tôi về sẽ dùng ngay sản phẩm Đầu trâu mới cho 2 ha cà phê nhà mình và vận động bà con cùng sử dụng”.

Thay mặt nhân dân tỉnh nhà, ông Trần Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk cảm ơn Cty Bình Điền đã thủy chung với bà con nông dân Tây Nguyên. Những sản phẩm phân bón chất lượng cao của Bình Điền góp phần quan trọng vào thương hiệu ngày càng nổi tiếng của cà phê Ban Mê, giúp hàng vạn gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ chính thửa ruộng, mảnh vườn nhà mình.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm