| Hotline: 0983.970.780

Bò sữa nông hộ

Thứ Năm 04/06/2015 , 09:47 (GMT+7)

Sau hơn 10 năm đẩy mạnh chăn nuôi, đàn bò sữa của HTX Long Hòa (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) không ngừng phát triển, cho thu nhập bình quân trên 230 triệu đồng/hộ/năm.

Hiệu quả liên kết

Cuối những năm 1990, một số nông dân miền Tây và Nông trường sông Hậu thử nghiệm nuôi bò sữa công nghiệp nhưng đều thất bại. Đến cuối năm 1999 các thành viên Câu lạc bộ khuyến nông khu vực Bình Yên, phường Long Hòa được Trung tâm KN Cần Thơ tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, tập huấn kỹ thuật nuôi bò sữa.

Tuy nhiên sau chuyến đi chỉ có 3 nông dân dám mua 10 con bò sữa về nuôi. Sau đó, Trạm KN quận Bình Thủy hỗ trợ nuôi thêm 6 con...

Ở vùng ngoại ô, tuy đất SX không nhiều nhưng các hộ đã biết tận dụng điều kiện sẵn có như đất đai, lao động, nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp để nuôi bò sữa…

Đặc biệt là lợi thế gần nhà máy sữa của Vinamilk, nên thuận lợi việc bán sữa. Từ hiệu quả của 3 hộ đi đầu đã thôi thúc các hộ khác làm theo. Đàn bò sữa bắt đầu tăng nhanh và sản lượng sữa tươi về NM ngày càng nhiều.

Tháng 3/2004, nhờ sự hỗ trợ của Liên minh HTX TP Cần Thơ và các cấp chính quyền địa phương, HTX Chăn nuôi bò sữa Long Hòa được thành lập, với 10 hộ là thành viên. Ban Điều hành HTX có 3 người trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và 1 kế toán. Các thành viên HĐQT làm việc không tính lương.

Từ khi ra đời đến nay, HTX thực hiện dịch vụ cung cấp thức ăn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và ký kết hợp đồng bán sữa cho xã viên. Vì thế ngày càng nhiều hộ xin gia nhập HTX.

Mỗi hộ thành viên mới đóng góp cổ phần 2 triệu đồng để HTX mua dự trữ thức ăn cho đàn bò. Đến nay HTX có 27 hộ xã viên, vốn điều lệ 40 triệu đồng, vốn tích lũy hơn 32,7 triệu đồng, diện tích trồng cỏ 20 ha và có 60 lao động thường xuyên.

Tính đến cuối năm 2014, HTX có tài sản chung là tổng đàn bò 320 con, trong đó 170 con đang cho sữa (giá trị 50 triệu đồng/con). Tổng giá trị đàn bò trên 12,2 tỷ đồng. Mỗi năm HTX đạt doanh thu trên 10,1 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 6,2 tỷ; thu nhập bình quân đạt mức 230 triệu đồng/hộ/năm.

Trợ lực

Ông Võ Thanh Cần, Giám đốc HTX Bò sữa Long Hòa là một trong 3 nông dân đầu tiên khởi xướng nghề nuôi bò sữa. Với 5.000 m2 đất vườn sau nhà, ông Cần xây chuồng trại đang nuôi gần 30 con bò sữa.

Nuôi bò sữa quy mô nhỏ theo mô hình nông hộ là giải pháp khả thi giúp nông dân thoát nghèo. Tuy nhiên, ông Cần băn khoăn: "Để HTX phát triển hơn nữa, chúng tôi cần nâng cao năng lực quản lý, mở rộng hoạt động dịch vụ. HTX có thể kết nạp thêm 10 nông dân tham gia nuôi bò sữa và sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật, con giống. Song điều nan giải là đất ít, thiếu vốn".

Ông Cần kể: "Sở dĩ đàn bò tăng nhanh là sau khi thành lập, chúng tôi đã chủ động tiếp cận dự án của tổ chức Heifer Việt Nam để mượn bò sữa về cho xã viên nuôi, nhưng với điều kiện phải có bò sữa đối ứng.

Nghĩa là mỗi hộ thành viên muốn mượn 2 con bò sữa của dự án thì phải có vốn mua được 2 con khác. Bởi muốn đạt hiệu quả, mỗi hộ phải nuôi ít nhất 4 con. Do đó, HTX đã đứng ra vận động hộ xã viên có bò sữa sinh sản bán bê cái cho hộ còn thiếu vốn theo hình thức trả dần.

Kết quả có 3 hộ bán, 5 hộ mua được 10 con. Bên cạnh đó HTX tiếp nhận 20 con bò sữa Thái Lan từ tổ chức Heifer, nâng tổng đàn lên 45 con bò sữa Thái Lan và 20 con bò lai Sind làm nền hướng sữa".

HTX đảm nhiệm việc thu mua thức ăn tinh với khoảng 30 tấn/năm, giá thấp hơn 900 - 1.000 đ/kg; ký hợp đồng với các nhà máy chế biến rau quả, nhà máy bia thu mua hèm bia, vỏ khóm về phơi khô, ủ men, tích trữ nhằm chủ động thức ăn quanh năm cho đàn bò.

HTX còn phối hợp với cán bộ thú y địa phương hướng dẫn phòng dịch; các biện pháp nâng cao chất lượng sữa theo yêu cầu tiêu chuẩn của Cty thu mua.

Hiện mỗi ngày HTX Long Hòa cung cấp 2 tấn sữa tươi, trong đó nhà máy sữa Vinamilk 1,5 tấn và Farm millk 0,5 tấn, giá sữa ổn định khoảng 14.000 đ/kg.

Do các hộ tự trồng cỏ, tận dụng phế phẩm nông nghiệp lấy công làm lời nên chi phí chăn nuôi chiếm khoảng 40% doanh thu. 1 hộ nuôi 4 con bò cho sữa, bình quân 14 - 15/kg sữa/con/ngày, có mức thu 700 - 800 ngàn đồng/ngày, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 400 ngàn đồng/ngày.

Đó là chưa kể đến nguồn lợi từ chất thải trong chăn nuôi như phân bò ủ nuôi trùn quế; tận dụng nước tiểu, phân bò cho vào hầm ủ biogas nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và làm chất đốt, giảm chi tiêu, tăng thêm thu nhập.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm