| Hotline: 0983.970.780

Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án đánh thuế nhà ở

Thứ Tư 20/01/2010 , 09:43 (GMT+7)

Đưa nhà ở vào diện phải nộp thuế hay miễn là 2 phương án đang được Bộ Tài chính cân nhắc và lấy ý kiến người dân.

Đưa nhà ở vào diện phải nộp thuế hay miễn là 2 phương án đang được Bộ Tài chính cân nhắc và lấy ý kiến người dân tại dự thảo Luật Thuế nhà đất, trước khi trình Chính phủ.

Sau nhiều lần đưa ra bàn luận trong các kỳ họp Quốc hội và không nhận được ý kiến đồng thuận từ các đại biểu, Bộ Tài chính đã bàn bạc chỉnh sửa theo hướng hợp lý hơn. Trong đó, Bộ đưa ra 2 phương án lựa chọn đánh thuế với nhà ở hoặc không đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế.

Đề nghị đánh thuế đối với nhà ở có giá từ 1 tỷ đồng

Tuy nhiên, đối với trường hợp 2 vẫn đánh thuế với nhà ở, Bộ Tài chính lại đưa ra 3 phương án để lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan. Theo đó, với phương án một Bộ đề nghị cách tính thuế sẽ căn cứ vào phần diện tính nhà ở chịu thuế. Mức khởi điểm tính tính thuế sẽ là khoảng diện tích 200 m2. Trong đó, diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung cư hoặc nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng.

Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện tích phục vụ kinh doanh. Trong trường hợp cá nhân sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế. Mức thuế tuyệt đối đối với nhà ở được ổn định theo chu kỳ 5 năm kể từ năm đầu tiên Luật có hiệu lực thi hành.

Phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất mức khởi điểm tính thuế đối với nhà ở sẽ là 1 tỷ đồng. Theo đó, giá tính thuế đối với nhà ở được xác định bằng diện tích nhà ở chịu thuế nhân với giá tính thuế của 1 m2 nhà ở. Trong đó, giá tính thuế của 1 m2 nhà ở được xác định bằng 50% trên đơn giá 1 m2 nhà ở xây dựng mới của nhà ở cùng loại (kể cả trường hợp sử dụng nhà ở để cho thuê hoặc kinh doanh) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Khi đó, nhà ở có giá xây dựng trên 2 tỷ đồng mới thuộc diện chịu thuế.

Phương án 3 chỉ thu thuế đối với các cá nhân sở hữu từ 2 căn nhà trở lên. Diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung cư hoặc nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng. Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện tích phục vụ kinh doanh. Đối với trường hợp sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế tính từ căn nhà thứ 2 trở đi.

Tại dự thảo Luật, Bộ Tài chính cũng đưa ra các phương án miễn giảm thuế, thuế suất và các điều kiện được miễn giảm để lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan. Nếu được thông qua trong các kỳ họp tới, Bộ đề nghị thời điểm văn bản có hiệu lực sẽ là ngày 1/1/2012.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất