| Hotline: 0983.970.780

Bó tay dịch hại lúa xuân?

Thứ Hai 19/03/2012 , 10:47 (GMT+7)

KS. Cao Giang Nam, Trạm BVTV huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết, loài sâu lạ hại lúa trên địa bàn huyện được phát hiện từ vụ hè thu năm ngoái.

Sâu lạ lại lúa khiến nông dân lo lắng
KS. Cao Giang Nam, Trạm BVTV huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết, loài sâu lạ hại lúa trên địa bàn huyện được phát hiện từ vụ hè thu năm ngoái.

Đầu vụ xuân 2012, trên 50 ha mạ của các xã thì có 10 ha bị loài sâu lạ này tấn công, mật độ trung bình 20- 25 con/m2, có nơi 40- 45 con/m2 làm diện tích mạ trong ruộng chết từ 40- 50%; thậm chí có nơi 70- 80%... Hiện đối tượng sâu này đang tiếp tục phá hoại cây lúa; diện tích lúa bị nhiễm đã lên tới trên 50 ha, chủ yếu tập trung ở các xã Châu Quang, Châu Đình, Đồng Hợp…

Trưởng phòng NN- PTNT huyện Quỳ Hợp- Hoàng Văn Thái cho biết: Sâu lạ thuộc họ vòi voi bộ cánh cứng, hình dáng bên ngoài giống như con mọt vòi voi hại kho, toàn thân màu đen hoặc nâu sẫm, chiều dài từ 3- 4 mm. Chạm tay vào, chúng có hiện tượng giả chết.  Sâu trưởng thành đục ngang thân cây mạ (triệu chứng giống sâu đục thân), những ruộng bị nặng thì mạ chết hàng loạt. Còn trên lúa sâu thường bám ở phần trên của cây, đâm thủng ngang lá, tạo thành đường lỗ làm cho lúa gãy ngang.

Đối với ruộng khô nước, ngoài đục lá, sâu hại còn đục vào gốc lúa làm cho cây gãy gục chết. Các ngành liên quan đã tiến hành phun 3 loại thuốc BVTV để thử nghiệm gồm: Amate 30WĐG, Regent 800WG và DiBamerin. Kết quả chỉ có thuốc DiBamerin hiệu nghiệm, tuy nhiên đây là loại thuốc có độc tố cao. Khi phun rất độc hại cho con người và môi trường, lại làm chết cả các loại côn trùng thiên địch. Trạm BVTV huyện Quỳ Hợp đang tiếp tục theo dõi, chờ ý kiến xử lý của cơ quan chuyên ngành.

Theo ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Nghệ An thì đơn vị đã lấy mẫu và phối hợp với Viện BVTV, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội để giám định. Kết quả cho thấy bọ vòi voi gây hại trên lúa có tên khoa học là Echinocnemussquameus Bill. Tại Việt Nam, bọ vòi voi chỉ mới xuất hiện cục bộ ở một số vùng và hầu như chưa có tài liệu nghiên cứu về chúng. Theo tài liệu nước ngoài thì loại sâu này gây hại lúa ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Pha sâu non gây hại chính, còn pha trưởng thành chủ yếu gây hại lá, song ít thiệt hại về năng suất.

"Sở dĩ chưa tìm được biện pháp phòng trừ, bởi đây là đối tượng lạ, cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục cử cán bộ theo dõi diễn biến của chúng trên ruộng và cả trong phòng thí nghiệm", ông Đức nói.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.