| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 14/08/2014 , 09:27 (GMT+7)

09:27 - 14/08/2014

"Bó tay" người bào chữa

Những khiếu nại, kiến nghị của người bào chữa trái với quan điểm của ĐTV, sẽ bị quy ngay là “không có căn cứ” để rồi bị xử lý. Nhiều luật sư cho rằng quy định như vậy chẳng khác gì bịt miệng người bào chữa.

Thông tư số 28/2014/TT-BCA của Bộ Công an “Quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân” sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật từ ngày 25/8/2014 tới đây.

Tuy nhiên, ngay từ khi ban hành vào ngày 7/7/2014, Thông tư này đã gây ra phản ứng trong giới luật sư. Và mới đây, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung điều 38 trong Thông tư trên.

Điều 38 quy định về trách nhiệm của điều tra viên (ĐTV) trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý.

Điều này quy định việc cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, là những hành vi vi phạm pháp luật. Việc đó không bàn. Tuy nhiên, thế nào là “khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ?”.

Những vụ án oan gây chấn động dư luận như vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang; vụ Lương Ngọc Phi, Nguyễn Thị Thu ở Thái Bình… đã cho thấy một thực trạng là rất nhiều ĐTV có quan điểm "đã bắt là có tội".

Và với quan điểm ấy, họ tìm mọi cách để tìm ra tội của đương sự, kể cả bức cung, ép cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ... Nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong hoạt động điều tra hoàn toàn bị loại bỏ. ĐTV trở thành người buộc tội ngay từ khi vụ án xảy ra.

Trong điều kiện đó, người bào chữa vào cuộc với tư cách là người gỡ tội cho đương sự. Trong quan hệ tố tụng, thì người buộc tội và người gỡ tội bình đẳng nhau. Vì vậy, cùng một sự việc, nhưng giữa người buộc tội và người gỡ tội có cái nhìn khác nhau, có điểm xuất phát khác nhau là việc rất bình thường.

Những khiếu nại, kiến nghị của người bào chữa thể hiện góc nhìn của họ trước hành vi của đương sự mà họ bảo vệ, thì chắc chắn nó khác với góc nhìn của ĐTV, tuy cùng có một tham chiếu là những quy định của pháp luật.

Vậy ai là người có đủ thẩm quyền để phán xét rằng những khiếu nại, kiến nghị của họ là “không có căn cứ”? Mặt khác, nếu phát hiện ra ĐTV có những vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra như bức cung, dùng nhục hình… mà người bào chữa có kiến nghị, thì có phải là “không có căn cứ” không khi mà ĐTV lại chính là người nhận những khiếu nại, kiến nghị đó (có vậy, ĐTV mới biết rằng khiếu nại, kiến nghị đó là “không có căn cứ” chứ)?

Người bào chữa có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra thì bị xử lý. Thế còn ĐTV cản trở, gây khó khăn cho người bào chữa, thì có bị xử lý không?

Cho phép ĐTV dùng mọi phương tiện như ghi âm, ghi hình… để thu thập chứng cứ vi phạm của người bào chữa. Thế thì khi có mặt trong các buổi hỏi cung, người bào chữa có được ghi âm, ghi hình không? Dù những buổi như vậy là rất hiếm, do người bào chữa luôn luôn bị ĐTV cản trở khi họ đề nghị được có mặt trong những buổi hỏi cung.

Tóm lại, những quy định chưa rõ ràng như trên sẽ rất dễ dẫn đến sự lạm quyền. Những khiếu nại, kiến nghị của người bào chữa trái với quan điểm của ĐTV, sẽ bị quy ngay là “không có căn cứ” để rồi bị xử lý. Nhiều luật sư cho rằng quy định như vậy chẳng khác gì bịt miệng người bào chữa.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm