| Hotline: 0983.970.780

Bó tay

Thứ Ba 31/08/2010 , 10:24 (GMT+7)

Hàng trăm người bị bắt và bị trục xuất về nước với hai bàn tay trắng. Không ít gia đình đang ngồi trên đống lửa khi mất tin tức người thân. Nhiều ông bố bà mẹ đã vĩnh viễn mất con. Song dường như những bài học nhãn tiền đó vẫn chưa đủ sức ngăn cản những người nông dân đang định làm liều.

Ông Sái Văn Cắm - Công an xã Tuấn Đạo, huyện Lục Ngạn

Hàng trăm người bị bắt và bị trục xuất về nước với hai bàn tay trắng. Không ít gia đình đang ngồi trên đống lửa khi mất tin tức người thân. Nhiều ông bố bà mẹ đã vĩnh viễn mất con. Song dường như những bài học nhãn tiền đó vẫn chưa đủ sức ngăn cản những người nông dân đang định làm liều.

>> Vượt biên làm thuê: Cái giá quá đắt

Chưa có con số thống kê chính thức nào về số lượng người dân của tỉnh Bắc Giang vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Song qua hồ sơ và các vụ việc mà lực lượng CA các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động đang xử lý thì số lượng người dân của tỉnh đang ở phía bên kia bên giới không dưới ba con số. Với những công việc chân tay nặng nhọc nên chủ yếu lao động của Việt Nam đều làm việc tại một số thị trấn nhỏ của các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến...Do khi đi và về người dân không khai báo nên rất khó trong quản lý nhân khẩu.

Theo Trung tá Đàm Văn Thái – Phó trưởng CA huyện Sơn Động, vấn nạn xuất cảnh trái phép tại huyện chủ yếu tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa như: Tuấn Đạo, Yên Định, Cẩm Đàn...nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên việc nắm bắt tình hình của công an gặp rất nhiều khó khăn. Cũng theo Trung tá Thái thì tính đến tháng 3/2010, trên địa bàn huyện Sơn Động có khoảng 511 người vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê. Đơn vị đã gặp gỡ và làm việc với 50 trường hợp, còn lại hầu hết khi trở về địa phương các đối tượng lập tức đi vào Nam làm ăn gây khó khăn cho việc thống kê, quản lý nhân khẩu.

Còn theo Trung tá Lê Văn Học – CA huyện Lục Nam thì tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có trên 500 trường hợp xuất cảnh trái phép, lao động “chui” bên Trung Quốc. Nguy hiểm hơn, số người trở về địa phương công an nắm được chỉ khoảng 50 người, còn lại không biết họ đã về quê, đi làm ăn nơi khác hay vẫn đang ở bên kia biên giới. Trung tá Học cho biết thêm, hầu hết người dân do lo sợ nên che giấu sự việc với các cơ quan chức năng. Đơn vị nhiều lần cử người tới tận các gia đình có con vượt biên trái phép vận động thì họ bảo là con họ đi làm ăn trong Nam.

Là điểm nóng về vấn nạn người dân vượt biên trái phép, huyện Lục Ngạn đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo ANTT trên địa bàn. Mặc dù chưa có một con số chính thức nhưng theo nhận định của CA huyện Lục Ngạn thì số người có hành vi vượt biên trái phép trên địa bàn huyện không dưới 500 người. Đặc biệt, Lục Ngạn là huyện có rất nhiều người Hoa sinh sống. Trong đó, có một số đối tượng xấu lợi dụng sự thông thạo ngôn ngữ để dẫn dắt, móc nối với các cơ sở bên Trung Quốc tuồn lao động từ Việt Nam sang hòng kiếm lời bất chính, gây ra biết bao tai hoạ cho người dân nghèo.

“Cái khó cho chúng tôi khi điều tra là người dân khi được hỏi ai cũng có ý định che giấu cho người thân của họ đồng nghĩa với việc che giấu cho những kẻ môi giới. Chỉ đến khi nào mất liên lạc với người nhà họ mới đến cầu cứu chúng tôi, lúc đó thì mọi chuyện đã rồi”- Trung tá Thành nói.

Chẳng lẽ tất cả các cơ quan ban ngành trong tỉnh Bắc Giang bó tay bất lực? Đem vấn đề nóng bỏng này hỏi Thượng tá Đào Quý Mùi – Trưởng phòng Bảo vệ chính trị CA tỉnh Bắc Giang ông cũng không tìm ra câu trả lời. Theo Thượng tá Mùi phương án trước mắt vẫn chỉ quanh đi quẩn lại ở việc tuyên truyền, vận động mà thôi.

Mới chỉ tính sơ sơ tại 3 huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang số người vượt biên trái phép đã lên tới hơn 1.500 người. Nếu tính tất cả các huyện khác trong tỉnh Bắc Giang thì con số ấy thực sự là một hồi chuông báo động. Đáng buồn hơn các đối tượng vượt biên đang có xu hướng trẻ hoá. Nếu mấy năm trước đây, người vượt biên chủ yếu là phụ nữ và đàn ông trung tuổi thì nay hầu hết là thanh niên, nam nữ thuộc thế hệ 9X. Cái tầm tuổi “17 bẻ gẫy sừng trâu” ấy thì trong nước không thiếu công ăn việc làm với mức lương chẳng thua kém các công việc nặng nhọc bên Trung Quốc là mấy. Vậy tại sao thanh niên nơi đây vẫn như con thiêu thân sang đất khách quê người để lao động lén lút khổ sở?

Đối với huyện Sơn Động hiện lực lượng CA chưa bắt được bất cứ một đối tượng nào có hành vi đưa người vượt biên trái phép. Huyện Lục Nam năm 2001 đã bắt và xử lý được 2 đối tượng còn huyện Lục Ngạn đã xử lý tới 4 đối tượng về hành vi này. Trung tá Vũ Văn Thành – Đội phó Đội Điều tra hình sự CA huyện Lục Ngạn cho biết: Từ năm 2008 đến nay CA huyện đã bắt và khởi tố 4 đối tượng có hình vi môi giới, dẫn dắt người dân xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới. Đó là Vi Văn Điệp (1991), Vi Lỳ Pồ (1966), La Văn Nhi (1983) tất cả đều là người dân tộc Hoa trú quán tại thôn Ao Tán, xã Đồng Cốc. Và mới đây nhất là Nghiêm Văn Năm (1973) cũng là dân tộc hoa trú quán tại thôn Ao Tán, xã Đồng Cốc đã đưa 26 người trong huyện vượt biên trái phép.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.

Bình luận mới nhất