| Hotline: 0983.970.780

"Bó tay" với lâm tặc?

Thứ Tư 02/03/2011 , 10:16 (GMT+7)

Cuộc chiến bảo vệ rừng giữa kiểm lâm và lâm tặc dường như đang trở nên mất cân bằng khi lâm tặc tỏ ra ngày càng manh động, hung hãn.

* 1 năm, trên 17.000 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép  

Cuộc chiến bảo vệ rừng giữa kiểm lâm và lâm tặc dường như đang trở nên mất cân bằng khi lâm tặc tỏ ra ngày càng manh động, hung hãn. Số vụ vi phạm lâm luật cũng ngày một tăng khi số liệu năm sau cao hơn rất nhiều so với năm trước.

Tại hội nghị triển khai công tác bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức hôm qua (1/3), tại Hà Nội, ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp), cho biết: Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng chống người thi hành công vụ, mà kiểm lâm là lực lượng bị lâm tặc tấn công nhiều nhất. “Tình hình chống người thi hành công vụ diễn ra gay gắt với tính chất và thủ đoạn táo tợn, liều lĩnh hơn. Đối tượng vi phạm có tổ chức, cùng với hành vi hung hãn, tấn công lực lượng kiểm lâm để tẩu tán lâm sản”, ông Liên cho biết.

VQG Yok Don, địa bàn được đánh giá là “nóng” nhất, năm 2010 đã xảy ra 9 vụ chống người thi hành công vụ với hành vi trắng trợn, côn đồ, đặc biệt có vụ phòng vệ chính đáng đã bắt buộc lực lượng chức năng phải nổ súng bắn chết 1 lâm tặc. Ông Trương Văn Trưởng, GĐ VQG Yok Don cho biết, tại đây trung bình mỗi ngày xảy ra 1 vụ vi phạm lâm luật. Trong năm 2010, mặc dù lực lượng chức năng đã xử lý đã xử lý hành chính 397 vụ, xử lý hình sự 2 vụ với 4 bị can, tịch thu 93 chiếc xe máy. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng không giảm là mấy.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên tỏ ra lo ngại về tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều súng tự chế để săn bắt động vật hoang dã. “Số lượng súng tự chế còn tồn tại trong các hộ dân là tương đối lớn và chưa được kiểm soát. Trong khi, việc xử lý các trường hợp vi phạm dùng súng tự chế đi săn bắn động vật hoang dã chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính”. Năm 2010, VQG Cát Tiên đã phát hiện 147 vụ vi phạm, thu giữ 19 khẩu súng săn các loại… Trước đó, vào tháng 4/2010, tại VQG này, 1 cá thể tê giác Java, một trong những loài tê giác quý hiếm nhất cũng đã bị bắn chết.

Theo ông Trưởng, nguyên nhân khiến VQG Yok Don trở thành điểm nóng của vi phạm lâm luật và chống người thi hành công vụ do VQG này có diện tích rộng nhất (hơn 115.000ha), có nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế. Trong khi đó, 7 xã vùng đệm đời sống của bà con nghèo khó, sống chủ yếu dựa vào rừng, mà tài nguyên rừng ở vùng đệm đã cạn kiệt khiến người dân ngày càng manh động hơn. Dù từ năm 2006-2010, VQG đã xây dựng 60 công trình thủy nông trị giá hơn 17 tỷ đồng giúp bà con phát triển nông nghiệp, nhưng chưa có những giải pháp đồng bộ như phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho người dân nên kết quả thu được không nhiều.

Không chỉ VQG Yok Don, tình trạng phá rừng, chống lại lực lượng kiểm lâm diễn ra ở hầu khắp các VQG trên cả nước. Thống kê của Vụ bảo tồn thiên nhiên cho thấy, trong năm 2010 đã phát hiện và xử lý xấp xỉ 2.000 vụ phạm về rừng, tăng gần 200 vụ so với năm trước. Tình trạng vi phạm lâm luật diễn ra ở 23/26 VQG. Theo ông Liên, lâm tặc lợi dụng những khu rừng có tài nguyên đa dạng sinh học cao, khu vực thuận lợi về giao thông hoặc vùng giáp ranh để hoạt động. Việc khai thác, vận chuyển của các đối tượng vi phạm cũng rất tinh vi và đa dạng. Trong các vụ việc vi phạm lâm luật phải kể đến tình hình mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trong năm 2010 đã lên tới trên 17.000 vụ, tăng 30% so với năm trước.

 

Theo ông Trương Văn Trưởng, GĐ VQG Yok Don, để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên mà chỉ dựa vào lực lượng kiểm lâm thì không giải quyết được. “Dù có tăng thêm số lượng kiểm lâm lên bao nhiêu đi chăng nữa, nếu không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì cũng khó hạn chế tình hình vi phạm rừng được”, ông Trưởng nói.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm