| Hotline: 0983.970.780

Bỏ tiền túi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài

Thứ Sáu 17/02/2012 , 09:53 (GMT+7)

Hiện tại Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam có 2 thạc sĩ đang lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài nhờ tự "săn" học bổng du học...

Nhân lực chất lượng cao là yếu tố hàng đầu để ngành nông nghiệp bứt phá

Cán bộ nghiên cứu khoa học là vốn quý của mỗi ngành nghề khoa học. Nhưng từ nhiều năm nay, nhiều viện, trường thuộc ngành nông nghiệp được một suất học bổng từ ngân sách Nhà nước để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài vẫn là điều ước xa vời…

Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, TS Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ: Nhiều năm qua, nhất là khi công nghệ thông tin phát triển mạnh, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước trên thế giới, chúng tôi nhận thức sâu sắc phải có những cán bộ được đào tạo ở nước ngoài, để họ vừa có kĩ năng giao tiếp với chuyên gia nước ngoài, vừa có trình độ chuyên sâu.

Không thể trông chờ vào Nhà nước cho suất học bổng du học nước ngoài, chúng tôi tạo điều kiện cho anh em cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; những kĩ sư trẻ cầu tiến tìm cách “săn” các suất học bổng du học. Khi nhận được bằng tiến sĩ, thạc sĩ thì viện sẽ thanh toán toàn bộ học phí".

Hiện tại Viện Quy hoạch thủy  lợi miền Nam có 2 thạc sĩ đang lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài. Nhờ cách làm trên, đến nay có khoảng 70% cán bộ của viện có thể làm việc trực tiếp, nghe và hiểu được khi tiếp xúc với chuyên gia nước ngoài

Khác với cách làm của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam ngay từ những ngày đầu thành lập (tháng 3/1994) đã phải quan tâm đào tạo cán bộ chuyên ngành cho từng bộ môn. Ngày đầu thành lập, viện chỉ có 2 tiến sĩ, 1 thạc sĩ được đào tạo từ Ấn Độ về, số còn lại là cán bộ giảng dạy ở Trường Trung cấp Nông nghiệp Long Định (cũ) và một số kỹ sư mới ra trường từ ĐH Cần Thơ.

Theo một vị PGS ngành nông nghiệp, kinh phí đào tạo một thạc sĩ ở nước ngoài không giống nhau, thời gian cũng khác nhau. Ví dụ các nước ở Châu Âu kinh phí vào khoảng từ 20.000- 25.000 euro/năm, bao gồm học phí, tiền ăn ở ký túc xá; thời gian đào tạo thạc sĩ 2 năm, số tiền sẽ lên tới 40.000- 50.000 euro.

Với số tiền rất lớn này, quả thực việc các viện, trường tự chủ động để đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị mình là rất đáng ghi nhận.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết: “Nếu chỉ bằng lòng với nhân lực ban đầu, chúng tôi chắc chắn không hoàn thành nhiệm vụ được giao, là chọn lọc các giống cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt như hiện nay”. Bằng mối quan hệ thân cận với các viện, các trường quốc tế như Ấn Độ, Pháp, New Zealand, Úc, Đài Loan, Anh… đến nay viện đã tự gửi đào tạo được 41 thạc sĩ, 13 tiến sĩ.

Có thể nói, ngoài làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, viện còn làm tốt khâu liên kết đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở ngoài nước không bằng kinh phí Nhà nước. Những người được đào tạo đã phát huy tốt nhất những gì học được, cộng với thực tế công tác ở viện. Một số thành tựu như nhân giống thanh long ruột đỏ, cam không hạt, cà chua, ớt, hoa, đậu bắp... có chất lượng đang được chuyển giao cho nông dân trồng có hiệu quả.

Đi đầu trong việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài không từ ngân sách Nhà nước phải kể đến Viện lúa ĐBSCL. Ngay từ những năm 1982, viện đã gửi các kỹ sư đi học thạc sĩ, tiến sĩ. Đến nay viện đã có 59 tiến sĩ, 79 thạc sĩ được đào tạo ở các nước như Ấn Độ, Anh, Mỹ, Philippines, Úc , Nhật, Đan Mạch, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Isael, Đức, Ý… Nhờ đó, các tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật đối với nhiều giống lúa đã được Viện chuyển giao cho nông dân vùng ĐBSCL đạt hiệu quả cao. Viện xem các cán bộ được đào tạo ở nước ngoài này là vốn quý nhất để xây dựng và phát triển viện ngày một vững mạnh.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất