| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Cao Đức Phát làm việc với Nghệ An: Ủng hộ các định hướng phát triển NN của tỉnh

Thứ Hai 23/08/2010 , 10:16 (GMT+7)

Bộ trưởng Cao đức Phát làm việc với lãnh đạo tỉnh

Từ ngày 20- 21/8, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã vào kiểm tra các công trình thủy lợi, các tuyến đê biển, đê sông, các công trình PCLB và tình hình SX vụ hè thu, vụ mùa tại Nghệ An.

Sau khi làm việc với UBND huyện Quế Phong về việc giao đất và triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu của Cty Innov Green (Đài Loan) tại địa bàn huyện Quế Phong, Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ đã đi thực địa tại tuyến đê Tả Lam, khảo sát địa điểm dự kiến sẽ lập dự án xây dựng công trình thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt và xả lũ trên sông Lam, kiểm tra tiến độ triển khai dự án nâng cấp cống Nam Đàn, hồ Khe Lá và kiểm tra tình hình sâu bệnh trên lúa hè thu, lúa mùa tại huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn...

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã bày tỏ đồng tình với định hướng phát triển đa dạng các lĩnh vực nông nghiệp theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và bền vững của Nghệ An từ nay đến 2015. Bộ trưởng lưu ý Nghệ An phải quan tâm hơn đến việc phát triển một số loại cây có múi đặc sản truyền thống như cây cam, quýt. Cùng với phát triển các mô hình chăn nuôi bò sữa, lợn nạc theo hướng tập trung cũng phải quan tâm, khuyến khích phát triển chăn nuôi nông hộ để cung ứng phân bón hữu cơ trong SXNN và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Kiểm tra một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Cửa Hội, Bộ trưởng nhận xét tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Nghệ An tuy đã có diện tích khá lớn nhưng so với một số địa phương khác thì năng suất vẫn còn thấp. Công tác quản lý dịch bệnh cần phải quản lý chặt hơn nữa.

Dự án đập ngăn mặn, giữ ngọt và xả lũ trên sông Lam sẽ có tổng mức đầu tư lớn (có thể lên tới gần chục nghìn tỷ đồng), liên quan công tác thủy lợi của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nên phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 tỉnh để khảo sát tình hình sử dụng nước ngọt khi công trình hoàn thành đối với cả Nghệ An và Hà Tĩnh.
Về lâm nghiệp, Bộ trưởng cho rằng giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để tăng độ che phủ của rừng đã qua rồi. Đến nay Nghệ An đã có độ che phủ đạt 52,4% là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên công tác trồng rừng tại Nghệ An phải gắn với phát triển kinh tế rừng để tạo nguồn thu từ rừng bằng việc thâm canh các giống cây lâm nghiệp cao sản cho năng suất cao. Về công tác thủy lợi: Bộ trưởng nhắc Nghệ An nguồn vốn đầu tư có hạn nên phải chọn những công trình cấp bách làm trước. Khi lập các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp các công trình cũng phải tính tới khả năng biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại địa phương. Vấn đề xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng đề nghị Nghệ An khẩn trương đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng của 100% số xã với các tiêu chí quốc gia xem cái gì đạt, cái gì chưa đạt cần phải đầu tư xây dựng mới. Nhưng phải dựa trên nguyên tắc nâng cấp những công trình hạ tầng hiện có là chính.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt ủng hộ các đề nghị của UBND tỉnh và Sở NN- PTNT Nghệ An, nhất là các vấn đề: Chống lũ quét, lũ ống tại các huyện miền núi cao của tỉnh; công tác di dân vùng sạt lở, nguy hiểm; nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các nông, lâm trường; tăng cường năng lực, các công cụ PCCCR cho lực lượng kiểm lâm; trình Chính phủ bổ sung sớm nguồn vốn chống hạn và chống dịch bệnh vụ hè thu và vụ mùa cho Nghệ An, công tác trồng rừng ven biển và 13 công trình thủy lợi cấp bách của Nghệ An trong năm 2010.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm