| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Công thương nhận trách nhiệm thiếu điện

Thứ Ba 02/11/2010 , 08:56 (GMT+7)

Sản xuất, phân phối và tình trạng thiếu điện trong thời gian qua là một trong những nội dung được các ĐBQH quan tâm thảo luận.

Sản xuất, phân phối và tình trạng thiếu điện trong thời gian qua là một trong những nội dung được các ĐBQH quan tâm thảo luận.

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) bức xúc lên tiếng về thực trạng, "khắp nơi kêu thiếu điện, cắt điện tùy tiện" trong mùa vè vừa qua. Đáng lo ngại là tình trạng này không biết bao giờ mới chấm dứt, bởi EVN luôn lấy lí do  "khách quan" như thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn nước để phát điện, rồi kêu lỗ vốn hơn 6.000 tỷ đồng trong năm, giá mua điện cao hơn giá bán...

ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) ngay lập tức họa theo: EVN luôn cắt điện thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong khi luôn mồm kêu thiếu vốn, thua lỗ, vậy nhưng, năm 2008 EVN đề nghị thưởng cho cán bộ trong ngành hơn 1.000 tỷ đồng và lại bỏ ra hơn 2.000 tỷ đồng để đầu tư lĩnh vực tài chính, chứng khoán. Điều đáng nó là những hoạt động ngoài ngành này, về cơ bản là không hiệu quả.

 Bắt bệnh EVN, ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) cho rằng, nguyên nhân là  do EVN là DNNN độc quyền sản xuất, phân phối (trên 60% sản lượng điện của cả nước). "Khi có thành tích họ “vơ” vào và chia tiền thưởng cao, còn khi thiếu điện thì không thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm? Vậy bây giờ thiếu điện triền miên, ai là người phải chịu trách nhiệm chính?"- ông Cuông nêu câu hỏi.

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội): Các nhà thầu EPC từ Trung Quốc chiếm đến 90% các dự án EPC về thủy điện và ta đang phải phụ thuộc họ về vấn đề hậu mãi, phụ tùng, phụ kiện trong vận hành. Mặt khác Trung Quốc đang kiểm soát nguồn nước thượng nguồn, lúc khô họ có thể giữ nước, lúc lũ lụt họ có thể xả nước gây nguy cơ cho ta. Gần đây họ đang chuẩn bị xây nhà máy điện hạt nhân gần biên giới VN với mục tiêu sẽ bán điện cho ta và thực tế hiện nay ta đang phải mua điện của họ với giá cao hơn giá mua điện trong nước. Vậy rõ ràng đang có nguy cơ ta sẽ bị phụ thuộc vào nguồn điện của Trung Quốc và an ninh năng lượng có nguy cơ bị hệ lụy vì sự phụ thuộc này.

Trước những bức xúc về điện của các ĐB, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã có ý kiến giải trình. Ông Hoàng cho biết: Năm 2010, đặc biệt là mùa khô từ tháng 5 - 7 tình hình cung ứng điện có nhiều khó khăn. Chúng tôi thấy có trách nhiệm về mặt chỉ đạo. Đó là việc thực hiện tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn sáu từ năm 2006 đến năm 2010 và có tầm nhìn đến năm 2015. Nếu thực hiện đúng theo quy hoạch 6 thì chúng ta sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện như vừa rồi.

Theo ông Hoàng, các kịch bản về tăng trưởng phụ tải điện đã dự báo trong tổng sơ đồ 6 cho đến ngày hôm nay vẫn thể hiện dự báo đúng đắn. Theo tính toán, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015, bình quân một năm chúng ta tăng phụ tải điện khoảng 16 đến 17%. Trên thực tế trong các năm qua từ năm 2007 đến năm 2010, chúng ta cũng tăng ở mức đó, tức là khoảng 15 - 16%, năm nay dự báo chúng ta sẽ tăng 15,7%.

Như vậy , dự báo của chúng ta về nhu cầu điện là tương đối phù hợp với diễn biến nhưng trên thực tế việc huy động các nguồn điện vào sản xuất và cung ứng điện có chậm trễ…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Bình luận mới nhất