| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng khảo sát vùng tôm

Thứ Hai 06/06/2011 , 08:11 (GMT+7)

Hơn 2 tháng lâm vào cảnh dịch tôm sú chết, dân nuôi tôm ở ĐBSCL điêu đứng, loay hoay chưa tìm được lối ra. Trong 2 ngày cuối tuần 4-5/6/2011, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn cán bộ chuyên môn có chuyến công tác khẩn cấp về Sóc Trăng cùng với địa phương bàn cách gỡ khó.

Hơn 2 tháng lâm vào cảnh dịch tôm sú chết, dân nuôi tôm ở ĐBSCL điêu đứng, loay hoay chưa tìm được lối ra. Trong 2 ngày cuối tuần 4-5/6/2011, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn cán bộ chuyên môn có chuyến công tác khẩn cấp về Sóc Trăng cùng với địa phương bàn cách gỡ khó.

Trở lại vùng tôm

Vừa đáp chuyến bay sớm đầu ngày 4/6/2011 tới Cần Thơ, đoàn công tác đi theo tuyến đường nam sông Hậu thẳng về vùng nuôi tôm thâm canh vừa bị thiệt hại nặng nề nhất tại các huyện Long Phú, Trần Đề (Sóc Trăng).

Đến vùng nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), thấy sức sống trên những ao tôm đầy nước và những cánh quạt nay đã quay đều như bật dậy. Cảnh ao tôm tươi tắn như có sức sống trở lại sau hơn tháng trời phơi ao cạn đáy. Ghé qua trang trại nuôi tôm của ông Hai Thành Hưng (Hứa Thành Hưng), thành quả nuôi tôm thắng lớn mấy vụ vừa qua của ông là ngôi biệt thự khang trang, sắm chiếc ô tô đậu bên sân nhà.  

Bộ trưởng Cao Đức Phát đến khảo sát thực tế tại vùng nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng)

Bước ra sau hè nhà, một vùng ao tôm liên hoàn liền kề, rộng lớn, được trang bị đầy đủ máy móc phục vụ nuôi tôm công nghiệp. Ông kể với Bộ trưởng, giọng tiếc nuối: "Trong 50 ao nuôi tôm trong đợt thả giống tháng 3 vừa qua thì có tới 48 ao nuôi tôm sú bị dịch bệnh chết sạch, chỉ còn lại 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT). Thiệt hại riêng phần chi phí tôm giống 3 tỉ đồng. Suốt một tháng qua tôi cho sên đào hết lớp đất đáy ao lên để cắt mầm bệnh lưu tồn. Bây giờ là tháo nước vào xử lý chuẩn bị thả tôm giống vào cuối tháng 6”.

Ông Hai Thành Hưng đề nghị với Bộ trưởng: “Cách giải quyết vấn đề cốt yếu chính là cần Nhà nước giúp đầu tư thủy lợi, kênh rạch thông thoáng; không cần phải trợ giúp mỗi hộ 5-7 triệu đồng, chẳng làm được gì”.

Đến trại tôm ông Tám Tiền (Phạm Minh Tiền), ông Út Huy (Võ Quang Huy)… những chủ trại lớn nuôi tôm giỏi mấy năm trước, nay cũng lao đao vì tôm chết vừa qua. Ông Tám Tiền – nguyên Giám đốc Sở Thủy sản Sóc Trăng, bộc bạch chuyện 11 ao tôm chết sau khi thả nuôi 19-20 ngày. Ông đổ do môi trường làm dịch bệnh bùng nổ. Điều đáng nói là 13 năm ông làm cán bộ thủy sản, 9 năm làm nghề nuôi tôm chưa lần nào lỗ nặng như năm nay.

Tuy nhiên, ông Út Huy cho biết vẫn còn lóe lên tia hy vọng. Trong 33 ao tôm chết, ông vẫn còn 11 ao nuôi TCT vượt qua “ải tử” hơn 3 tháng. Ông cho vớt tôm trong ao lên khoe. Những con tôm búng nhảy sôi sổi đạt cỡ 50 con/kg. Với tầm giá cao lúc này 130 ngàn đồng/kg nên cả hai ông Tám Tiền, Út Huy và một số chủ trại tôm Mỹ Thanh háo hức cải tạo ao, xử lý xong là thả tôm trở lại, vì thời vụ thả chỉ còn đến cuối tháng 6.

Không nên nóng vội

Cùng ngày, Bộ trưởng Cao Đức Phát đến các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng khảo sát tình hình nông nghiệp, thực trạng thủy lợi, khu trú đậu tránh bão cho tàu cá tại ấp Kinh Ba, huyện Trần Đề, thăm xã Khánh Hòa, huyện Vĩnh Châu xây dựng nông thôn mới và làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng.

Đến ngày 31/5, Sóc Trăng có vùng nuôi tôm thiệt hại 19.805 ha, chiếm trên 76% diện tích thả nuôi. Ước tính thiệt hại ban đầu 584 tỉ đồng, trong đó chi phí 396 tỉ đồng, con giống 188 tỉ đồng. Mùa tôm thất bát sẽ ảnh hưởng nhiều tới ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Hàng năm Sóc Trăng có kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn 382 triệu USD. Trong đó 48.000 ha nuôi tôm, sản lượng 68.000 tấn.

Bộ trưởng chia sẻ khó khăn với những người dân nuôi tôm đang gặp khó, ghi nhận những ý kiến đề xuất của tỉnh. Đối với kinh phí cho những công trình, dự án bức bách ảnh hưởng đến đời sống nhân dân sẽ kiến nghị lên Chính phủ. Riêng trong thời gian chờ thực hiện thủ tục để nhận hỗ trợ 50 tấn thuốc khử trùng Clorin (trong số 120 tấn Chính phủ duyệt cấp hỗ trợ cho các tỉnh vùng nuôi tôm bị thiệt hại nặng), Bộ NN-PTNT sẽ cấp tạm ngay để bà con kịp thời xử lý cải tạo ao nuôi.

Đặc biệt, tại Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh, sau khi lắng nghe ý kiến bày tỏ của những hộ dân nuôi tôm, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Bộ NN-PTNT đang thực hiện nhiều biện pháp cấp bách, mời các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi thú y các Viện, trường trong nước thậm chí mời cả nhà chuyên môn giỏi nước ngoài phối hợp nghiên cứu, sớm tìm ra tác nhân để có giải pháp khuyến cáo khôi phục sản xuất.

"Tuy vậy, hiện nay Sóc Trăng đang có dịch tôm chết mà chúng ta chưa xác định rõ nguyên nhân, tác nhân chính gây bệnh. Như thế bà con nuôi tôm không nên nóng vội. Nếu tiếp tục thả tôm nuôi lúc này thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Do đó bên cạnh yêu cầu cấp bách tìm ra tác nhân gây bệnh, các cơ quan chuyên môn và địa phương nên yểm trợ thí điểm mô hình, khoanh vùng nuôi thử nghiệm trong từng vùng nuôi tôm”, Bộ trưởng nói.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm