| Hotline: 0983.970.780

'Bộ trưởng nào muốn tinh giản bộ máy dễ bị cô lập'

Thứ Tư 22/02/2017 , 16:23 (GMT+7)

Hầu hết các Bộ, ngành chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm biên chế. Trong số 22 Bộ, chỉ Bộ Công Thương, Nội vụ đề xuất giảm bộ máy. Những Bộ trưởng muốn thực hiện tinh giản, thu gọn bộ máy được cho là “dễ bị cô lập”.

Sáng 22/2, đoàn giám sát của Quốc hội về vấn đề cải cách bộ máy hành chính nhà nước tổ chức Hội thảo “Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước - khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện”.


Bộ trưởng cũng khó xoay xở vì các mối quan hệ nội bộ
 

Tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản nêu thông tin, có đến 20/22 bộ ngành đồng thời đề nghị tăng biên chế. Chỉ có hai bộ đề xuất giảm là Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, trong đó Bộ Công Thương là tiêu biểu, đề nghị giảm mạnh nhất.

Trao đổi thêm về thông tin này, Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Bộ Công Thương đã làm rất quyết tâm, giảm từ hơn 30 đầu mối xuống còn 28.

Thông tin đưa ra nhận được nhiều ý kiến thảo luận. Nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Lê Hồng Sơn nhận xét: “Tâm lý các Bộ, ngành luôn chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm. Bộ trưởng nào muốn thực hiện tinh giảm, tinh gọn bộ máy thì dễ bị cô lập”.

Ông Lê Hồng Sơn phân tích, thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, việc xác định cho phép thành lập, xác định tên đơn vị, xác định chức năng nhiệm vụ của các vụ là một sự dễ dãi. Thậm chí có người nói đó là sự tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của người đứng đầu.

“Mỗi nhiệm kỳ, mỗi đời Bộ trưởng lại có sự thay đổi về số lượng, tên gọi của các vụ. Sự thay đổi này lại chủ yếu theo hướng tăng, chia nhỏ chức năng. Cá biệt có vị lãnh đạo quan niệm rằng Bộ có nhiều đầu mối, nhiều đơn vị cấp dưới mới oai, mới thể hiện vị thế của Bộ, ngành mình” – ông Sơn trình bày tham luận của mình tại hội thảo.

Theo ông Sơn, quy chuẩn không chặt chẽ, nhận thức quan điểm không đúng đắn dẫn đến việc các đơn vị phình bộ máy, tăng biên chế. Gọi đó là căn bệnh trầm kha khó chữa, người từng nhiều năm làm việc “gác cửa” các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chỉ rõ, việc này khiến cho một số Bộ trưởng muốn thực hiện chủ trương tinh gọn, tinh giảm đúng định hướng cũng khó bề xoay xở vì không xử lý được mối quan hệ nội bộ. Cụ thể, đó là sự “vấp chân” với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ cũng như trong tập thể lãnh đạo Bộ.

Ông Sơn khái quát: “Nhìn chung tâm lý chung chỉ muốn tăng không muốn giảm đang khá phổ biến, những người thấy rõ sự bất hợp lý, muốn thực hiện đúng chủ trương tinh gọn, tinh giảm thì lại dễ bị cô lập, bị coi là đi ngược lại lợi ích của Bộ, ngành”.

TS.Lê Hồng Sơn nguyên là Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp.
TS.Lê Hồng Sơn nguyên là Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp.
 

Việc quen thân, lo lót rất quan trọng với công chức

Đi liền với vấn đề bộ máy phình lớn, một vấn đề được các đại biểu nêu ra tại hội thảo là hệ quả của việc tuyển dụng, bổ nhiệm tràn la, những biểu hiện của tệ tham nhũng, “chủ nghĩa vị thân” len chân vào các cơ quan nhà nước.

TS.Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng phân tích bằng một công cụ đo đếm là chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) từ 2011 - 2016. Hàng năm khảo sát PAPI đã trao đổi trực tiếp, lắng nghe những trải nghiệm của gần 14.000 người dân, được chọn ngẫu nhiên, về những nội dung về quản trị và hành chính công.

Phát hiện từ PAPI cho thấy, 5 năm qua các giá trị về lĩnh vực cải cách hành chính luôn được người dân đánh giá cao (trên 70% hài lòng) hơn hẳn các trục nội dung liên quan đến thể chế, đạo đức công vụ, liên quan đến lĩnh vực quản trị.

Cụ thể, các chỉ số như sự tham gia của người dân, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát tham nhũng luôn chỉ đạt trên 50% và chưa thấy tiến bộ qua các năm.

“Người dân đã không ngần ngại khi trả lời câu hỏi: Ông/bà có thấy việc quen thân (còn gọi là chủ nghĩa vị thân) hoặc lo lót có quan trọng khi vào làm công chức, viên chức không? Kết quả có đến trên 80% người được hỏi trả lời là rất quan trọng hoặc quan trọng. Nhìn cả 63 tỉnh, thành thì tỷ lệ số người cho rằng quan hệ thân quen hoặc hối lộ để có việc làm trong cơ quan nhà nước là không quan trọng rất khác nhau ở các tỉnh thành” – ông Dinh dẫn chứng.

Trong khi đó, mặt tiêu cực trong tuyển chọn công chức/viên chức, ảnh hưởng của “chủ nghĩa vị thân” cũng được thể hiện rõ trên phạm vi toàn quốc. Suốt 5 năm liền, sự đánh giá của người dân tính trung bình trên cả nước là rất thấp (có giá trị 1,06 - 1,2 trên giá trị tối đa là 5).

Những con số đong đếm được từ PAPI cũng cho thấy, xã hội dường như đã quen với tập quán tham nhũng vặt, giá trị của trục nội dung "kiểm soát tham nhũng" có giá trị thấp so với lĩnh vực cải cách hành chính và dẫm chân tại chỗ 5 năm liền.

Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng, một hiện tượng cũng đáng quan ngại, đó là dường như người dân đã quen và cam chịu với tham nhũng vặt, chạy chọt, hối lộ. Số liệu từ khảo sát PAPI cho thấy người dân ngày càng không còn hăng hái tố cáo hành vi tham nhũng khi bị vòi vĩnh, đòi hối lộ.

Cụ thể, tỷ lệ người bị vòi vĩnh đã tố giác hành vi đòi hối lộ giảm dần từ 9,15% của 2011 xuống 2,67% năm 2015.

Sự chịu đựng đối với hành vi tham nhũng cũng tăng lên theo thời gian, sẵn sàng bỏ qua, đồng loã với tham nhũng, số tiền bị vòi vĩnh tăng nhiều qua các năm.

 

Dân trí

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm