| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 06/12/2017 , 07:32 (GMT+7)

07:32 - 06/12/2017

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và bài toán Cai Lậy

Nên có một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa Bộ GTVT với đại diện của dân trên cơ sở tôn trọng chân lý. Bộ GTVT chủ động đề xuất với đại diện của dân mời những luật sư có uy tín, trung thực thay mặt họ để phản biện công khai dưới sự giám sát của Chính phủ và Nhân dân, thậm chí thông qua truyền hình trực tiếp.

 

Một thông tin đang làm nức lòng dư luận, đó là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy từ 1-2 tháng để Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp tục làm rõ mọi vấn đề đồng thời đề xuất phương án trên cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn.

Nhận được tin này, ngay lập tức tại Cai Lậy, hàng đoàn người dân hò reo, ăn mừng.

Thông tin với báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng còn cho biết:

“Quan điểm của Thủ tướng là chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện, những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân. Những gì thuộc quy định cũ, những gì chưa hợp lòng dân thì phải xem xét nghiêm túc và xử lý với tinh thần tôn trọng nhân dân”. Ông Dũng nói.

Điều này cho thấy không chỉ yêu cầu tôn trọng pháp luật, Thủ tướng còn yêu cầu “lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân”. Trong khi lòng dân ở đây như thế nào chắc ai cũng rõ.

Tuy nhiên, phải nói rằng đây là bài toán khó. Song, khó nhưng không có nghĩa là không có lời giải.

Theo người viết bài này. Bộ GTVT nên triệt để vận dụng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng “lắng nghe và tôn trọng nhân dân” đồng thời làm rõ đúng hay sai.

Muốn làm rõ đúng – sai và có sức thuyết phục, nên có một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa Bộ GTVT với đại diện của dân trên cơ sở tôn trọng chân lý. Có thể, Bộ GTVT chủ động đề xuất với đại diện của dân mời những luật sư có uy tín, trung thực thay mặt họ để phản biện công khai dưới sự giám sát của Chính phủ và Nhân dân, thậm chí thông qua truyền hình trực tiếp.

Nếu dân đúng, Bộ GTVT phải sửa còn nếu dân sai, cần tuyên truyền, thuyết phục để người dân hiểu, đồng thuận và chia sẻ.

Người viết bài này tin rằng "Nói phải, củ cải cũng phải nghe". Nhất là với người dân Cai Lậy, miền đất trung kiên và giàu truyền thống văn hóa. Vả lại, lịch sử đã hơn một lần chứng minh vũ khí, sức mạnh của những người Cộng sản Việt Nam là tuyên truyền, thuyết phục và được nhân dân ủng hộ.

Cũng cần nhắc lại, BOT là chủ trương rất đúng đắn. Tại tiếp xúc cử tri của thị trấn Phong Điền, TP Cần Thơ sau kỳ họp thứ 4 ngày 5/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân một lần nữa khẳng định:

“Nhiều dự án BOT, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, giúp đất nước tiến lên nhanh hơn. Chúng ta không nên cho rằng các dự án BOT là sai, là xấu…”.

Song trong quá trình thực hiện, do mới mẻ với cơ chế kinh tế Việt Nam, lại chưa có kinh nghiệm kèm theo sự chủ quan, nóng vội đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, khó lường. Vì thế, sự sai sót, vấp váp là khó tránh khỏi.

Trở lại với bài toán BOT Cai Lậy, cách tốt nhất là thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng “những gì chưa đúng thì cơ quan chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân. Những gì thuộc quy định cũ, những gì chưa hợp lòng dân thì phải xem xét nghiêm túc và xử lý với tinh thần tôn trọng nhân dân”. Vấn đề ở đây là có đủ nhận thức và dám đối mặt để sửa chữa hay không thôi.

Mong rằng Bộ trưởng Thể đủ bản lĩnh để vượt qua tình thế khó này!

 

 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm