| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Không để dân thiếu đói trong dip tết!

Thứ Bảy 27/01/2018 , 11:16 (GMT+7)

Sáng 27/1, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã làm việc tỉnh Khánh Hòa về kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 12.

 

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp

Khẩn trương và quyết liệt khắc phục bão số 12

Báo cáo công tác khắc phục bão số 12, ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa, cho biết, cơn bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hòa đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản...

Nhờ được sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức cá nhân, tỉnh đã chỉ đạo, sở ngành, địa phương phối hợp MTTQ Việt Nam khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người chết và bị thương, với số tiền 836 triệu đồng. Hỗ trợ khắc phục sửa chữa 8.102 căn nhà cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, hư hỏng rất nặng, nặng với kinh phí 60.641 tỷ đồng.

“Hiện nay đối với nhà sập hoàn toàn 1.736 nhà, đã xây dựng xong 766 nhà (đạt 44%) và đang xây dựng 728 nhà (đạt 42 nhà), dự kiến sẽ hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán 2018 để bà con có nhà đón tết. Số nhà còn lại 242 nhà (đạt 14%) chưa xây dựng vì các lý do khách quan như nhà tang, phong tục người dân không muốn xây nhà trong 2 năm. Tuy nhiên các hộ trên có đề nghị và cam kết sẽ thực hiện xây dựng nhà sau tết.

Đối với nhà hư hỏng, rất nặng 6.366 nhà, trong đó đã sửa xong 3.430 nhà (đạt 55%), số nhà còn lại 2.936 nhà đang được sửa chữa, dự kiến cũng sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán”, ông Bản cho biết.

Về hỗ trợ lương thực, UBND tỉnh đã cấp bổ sung số tiền 18,5 tỷ đồng để mua 1.500 tấn gạo trợ cấp cho nhân dân, đồng thời phân bổ 500 tấn gạo do Thủ tưởng Chính phủ hỗ trợ đến người dân vùng bị thiệt hại.

Đối với công tác khắc phục cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh đã phân bổ cho các sở, ngành, địa phương 436 tỷ từ nguồn Trung ương và các vốn viện trợ, ngân sách địa phương tập trung ưu tiên sửa chữa trường học, cơ sở y tế, công trình giao thông, thủy lợi hư hỏng...Đến nay 100% các trường học, cơ sở y tế, công trình hạ tầng trụ sở làm việc trên địa bàn tỉnh đã được sửa chữa tạm, đảm bảo học tập cho học sinh và khám chữa bện cho nhân dân.

Về lĩnh vực nông nghiệp, cũng theo ông Bản, cơ bản đã hoàn thành công tác thông kế số liệu thiệt hại. Tổng thiệt hại người dân kê khai đề nghị hỗ trợ 1.675 tỷ đồng, trong đó 264 tỷ đồng được các hộ kê khai đầy đủ theo quy định và được Sở thẩm định và 1.411 tỷ đồng các hộ không kê khai ban đầu, chưa đủ điều kiện...

Đối với nuôi trồng thủy sản, người dân đã khắc phục hơn 3.000 ha nuôi trồng thủy sản; khôi phục hơn 14.500 lồng bè hư hỏng, sửa chữa gần 100 tàu, công suất trên 90 CV...

Còn ông Trần Ngọc Thanh, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, cho biết, sau bão số 12, Mặt trận đã kịp thời bám sát các địa phương, vận động và kêu gọi các tổ chức các nhân chung tay khắc phục hậu quả. Nắm bắt thiệt hại ban đầu để thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người người bị chết, bị thương. Đồng thời phân bổ kinh phí cho các địa phương triển khai hỗ trợ người dân nằm trong đối tượng hỗ trợ dựng lại nhà.

Tuy nhiên hiện các nhà ở 4 thôn xã đảo Vạn Thạnh, với số tiền hỗ trợ 40 triệu không đủ kinh phí dựng lại nhà do chi phí nhân công, vật tư vận chuyển gấp 2-3 lần so với đất liền. Do đó, hiện Mặt trận tiếp tục vận động tác tổ chức, cá nhân hỗ trợ để xây dựng nhà đại đoàn kết..

Không để dân đói trong dip Tết

Sau khi nghe các ý kiến của địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bảo số 12 của tỉnh Khánh Hòa. Bộ trưởng biểu dương cả hệ thống chính trị đã làm tốt công tác thăm hỏi gia đình có người chết và bị thương trong bão và hỗ trợ giúp người dân có nhà ở bị sập dựng lại nhà sau bão.

Tuy nhiên Bộ trưởng lưu ý đối với công tác khắc phục cần phải tiếp tục rà soát, phân công cán bộ cơ sở giám sát, đảm bảo người dân có chỗ ở ổn định trước tết.

“Vấn đề này tôi cho rằng, khi nhà ở đã hoàn thành vào thời điểm khánh thành chúng ta nên đến thăm hỏi, động viên chúc mừng họ để tạo động cho họ có quyết tâm khôi phục sản xuất, làm lại từ đầu.

Riêng khoảng 14% số nhà ở bị sập chưa thể xây dựng trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất vì các lý do khách quan, chúng ta cũng phải tăng cường kiểm tra, rà soát xem trong tết này họ ở đâu? cuộc sống còn khó khăn như thế nào, phải đảm bảo không để người dân phải sống tạm bợ, quá thiếu thốn...Dứt khoát không để người dân, nhất người nghèo, gia đình chính sách thiếu đói trong dịp tết”, ông Cường nói.

Bộ trưởng tặng 200 suất quà cho hộ dân bị ảnh hưởng bão số 12

Về SXNN vụ ĐX, Bộ trưởng lưu ý địa phương xem đây là một cơ hội vì sau bão lũ vấn đề dịch bệnh ít và đồng ruộng tươi tốt nhờ bồi phù sa. Do đó, để gặt hái được mùa bội thu địa phương phải bám sát đồng ruộng, chỉ đạo hướng dẫn người dân chăm sóc, bón phân, phòng trừ dịch bệnh cho tốt.

Về các kiến nghị của địa phương, Bộ trưởng đã ghi nhận và trả lợi cụ thể. Riêng thiệt về nuôi trồng thủy sản, trên cơ sở đề nghị của tỉnh hỗ trợ thiệt hại cho bà con theo NĐ 02 của Chính phủ, thì mức hỗ trợ nằm trong diện này vào khoảng trên 260 tỷ, trong đó nguồn ngân sách trung ương là 50% và ngân sách địa phương là 50%. Tuy nhiên vì ngân sách địa phương khó khăn nên tỉnh Khánh Hòa đề nghị Trung ương hỗ trợ 100%. Do đó, Bộ trưởng đề nghị tỉnh có văn bản cụ thể để Bộ tổng hợp và ngồi bàn với các Bộ liên quan xem xét để đưa ra phương án thống nhất.

Còn đối hộ gia đình nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nhưng không nằm trong diện hỗ trợ của nghị định 02, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tỉnh Khánh Hòa nên chủ động đưa ra phương án hỗ trợ cho bà con sau đó làm văn bản đề nghị để Trung ương trình Chính phủ xem xét...

Cũng trong dịp này, Bộ trưởng đã thăm hỏi và tặng 200 phần quà cho người dân vùng bão ở Khánh Hòa.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm