| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Hạn chế mở trường đại học, xiết chặt đào tạo

Thứ Năm 12/06/2014 , 09:34 (GMT+7)

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận chất lượng giáo dục hiện nay còn quá kém, nặng về chữ nhẹ thực hành, chỉ chú trọng về quy mô, số lượng mà chưa chú ý đến chất lượng.

Chất lượng giáo dục đào tạo kém, không theo kịp với nhu cầu thực tiễn, tình trạng thừa thầy thiếu thợ, sinh viên ra trường không có việc làm và bất cập trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ… là những vấn đề được các ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (ảnh) sáng 11/6.

lun180607926

Nặng dạy chữ, nhẹ thực hành

Đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng, ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng) nêu số liệu thống kê vẫn còn tới 75 ngàn sinh viên ra trường không có việc làm và đề nghị Bộ trưởng lý giải nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do chất lượng đào tạo hay do cơ cấu đào tạo?

ĐB Tô Văn Tám (KonTum) thì cho rằng tỉ lệ 50% sinh viên bị đánh giá năng lực kém là chỉ dấu đáng lo ngại cho nền giáo dục. Trả lời, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận chất lượng giáo dục hiện nay còn quá kém, nặng về chữ nhẹ thực hành, chỉ chú trọng về quy mô, số lượng mà chưa chú ý đến chất lượng. Giai đoạn 2006-2010, số lượng trường ĐH mở mới lên tới hơn 100 trường.

Bên cạnh đó năng lực đào tạo của nhiều trường còn yếu chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, chương trình đào tạo cũng không thiết thực, chưa chú trọng đào tạo kĩ năng mềm để sinh viên dễ bắt nhịp với thực tiễn. Để cải thiện tình hình, Bộ GD-ĐT đã thắt chặt quản lý cấp phép các trường, tránh tình trạng mở trường ĐH mà không có cơ sở vật chất đầy đủ, thiếu giáo viên giảng dạy.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Độ trễ cung cầu trong thị trường lao động là hiện tượng khách quan

Mỗi năm 400 ngàn sinh viên tốt nghiệp, 5 năm là 2 triệu, vậy con số 75 ngàn người ra trường không có việc làm thì tỉ lệ chỉ trên 3,6%. Khi thị trường lao động đã xuất hiện thì độ trễ cung cầu là một hiện tượng khách quan. Và chúng tôi đã phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH để cân đối cung – cầu.

Cụ thể, Bộ đã ra thông báo sẽ không mở mới các trường ĐH trừ trường hợp đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng. Đồng thời, các chuyên ngành mở thêm cũng phải xem xét, những ngành nghề đã có quy mô lớn, nhiều học sinh như tài chính, ngân hàng, sư phạm thì không cấp phép mở mới nữa và chỉ ưu tiên cho những ngành nghề đang thiếu.

“Vì vậy, các tỉnh đang có mong muốn mở trường ĐH thậm chí đã có Nghị quyết Tỉnh ủy về việc mở trường thì xin hết sức chia sẻ với Bộ”, ông Luận nói. Về cung ứng nhân lực cho thị trường, Bộ đã phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH để tính toán chương trình, chỉ tiêu đào tạo cho phù hợp nhu cầu thị trường nhân lực.

Tiến sĩ nhiều, nghiên cứu chẳng bao nhiêu

Cho rằng nước ta có quá nhiều tiến sĩ, số lượng tiến sĩ nhiều bậc nhất trong khu vực nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học thì lại rất hạn chế. “Dường như bằng tiến sĩ chỉ để làm lợi thế cho một số trường hợp trong xã hội mà không phục vụ nghiên cứu?", ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về giải pháp chấn chỉnh tình trạng đào tạo tiến sĩ.

Nội dung này, Bộ trưởng Luận cho biết đã có quy định cấm các trường đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài cơ sở chính của nhà trường (trừ trường hợp đặc thù) và số lượng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cũng được điều chỉnh giảm đi.

db-nguyen-mnh-cuong195907899
ĐB Nguyễn Mạnh Cường: "Dường như bằng tiến sỹ không phải phục vụ nghiên cứu mà dùng vào việc khác"

Số liệu 34 ngàn tỉ là lỗi “kĩ thuật”

Giải trình về con số 34 ngàn tỉ để xây dựng Đề án cải cách giáo dục, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết số liệu này là lỗi kĩ thuật vì trước đó Bộ GD-ĐT đã trình bày Đề án trước UBTVQH mà không có số tiền dự kiến này. Số liệu này không được bàn bạc thống nhất từ trước mà chỉ do một cán bộ cấp vụ khái toán về khả năng xã hội hóa đầu tư vào giáo dục chứ không phải là vẽ đề án để tiêu tiền ngân sách nhà nước.

Bộ cũng đã ban hành quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ mới và đến ngày hôm nay thì quy chế đào tạo thạc sĩ đã có hiệu lực, còn quy chế đào tạo tiến sĩ thì chưa. Nội dung, quy chế mới sẽ ràng buộc trách nhiệm của người đào tạo, hướng dẫn và khuyến khích tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo trong nước kết hợp phương pháp đào tạo nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài.

Loại bỏ thành tích, loại bỏ cơ chế xin cho

Chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về hệ lụy của căn bệnh thành tích, ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) nêu: “Tình trạng học sinh không đọc thông viết thạo vẫn lên lớp khá phổ biến có phải nguyên nhân bệnh thành tích trong giáo dục? Tỉ lệ học sinh khá giỏi quá nhiều có phản ánh đúng chất lượng đào tạo?”.

Bộ trưởng Luận thẳng thắn thừa nhận ở đây có liên quan đến căn bệnh thành tích và Bộ đã rà soát loại bỏ quy định đánh giá giáo viên, nhà trường thông qua đánh giá thành tích học tập của học sinh.

Bộ trưởng cho biết thêm, thời gian qua Bộ GD-ĐT không chỉ loại bỏ được căn bệnh thành tích mà còn loại bỏ được cơ chế xin, cho trong việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh bằng cách phân chỉ tiêu của từng trường theo số lượng giảng viên cơ hữu và ưu tiên cho các trường có số lượng giảng viên cao cấp có học vị tiến sĩ.

Bộ cũng đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy mô đào tạo và Thủ tướng đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu từ 400 ngàn sinh viên còn hơn 200 ngàn sinh viên.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm