| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Y tế: Còn chữa bệnh thì còn tai biến

Thứ Ba 01/04/2014 , 20:25 (GMT+7)

Bộ trưởng khẳng định, đối với lĩnh vực y tế, một khi có khám chữa bệnh thì có thể là khỏi bệnh, có thể để lại biến chứng và có thể thậm chí tử vong. Còn chữa bệnh thì còn tai biến...

Chiều nay 1/4, theo chương trình hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến “đăng đàn” và nhận được nhiều câu hỏi “nóng” liên quan đến y đức và tai biến y khoa.

Còn khám chữa bệnh thì còn tai biến

Về nguyên nhân dẫn đến những sai phạm liên tiếp xảy ra trong ngành y thời gian qua, gây bức xúc trong dư luận, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết có hai nguyên nhân chính đó là do tai biến y khoa và do tiêu cực. Về tai biến y khoa, thời gian qua rất nhiều thầy thuốc đầu ngành, kể cả các Tổng hội Y học, Dược học, các chuyên gia nước ngoài đã nhắc tới trong nhiều diễn đàn.

Bộ trưởng khẳng định, đối với lĩnh vực y tế, một khi có khám chữa bệnh thì có thể là khỏi bệnh, có thể để lại biến chứng và có thể thậm chí tử vong. Còn chữa bệnh thì còn tai biến. Đây là những lỗi của y khoa mà nền y học vẫn bất lực và có lẽ phải mấy trăm năm nữa vẫn còn!

Theo lý giải của Bộ trưởng, có những nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa rất đặc thù, ví dụ như trường hợp quả thận móng ngựa của bệnh nhân Tú ở Cần Thơ, đây là trường hợp cá biệt đi vào lịch sử y văn, cho nên người thầy thuốc khó có thể tránh được sai sót. Loại thứ hai là sai sót do sơ ý của người thầy thuốc và sai sót do vô trách nhiệm và những sai sót do nguyên nhân khác.

Về giải pháp, theo Bộ trưởng, giống như các nước là phải thành lập những hiệp đoàn y – dược sĩ và các hội đồng y khoa với các luật sư hiểu biết về y tế, để có những phán quyết khách quan, vừa bảo vệ lợi ích cho người bệnh, vừa bảo vệ cán bộ y tế.

“Nhiều chuyên gia nói rằng, Bộ trưởng đã không tuyên truyền cho người dân hiểu rằng, tai biến y khoa là vấn đề không tránh khỏi. Tôi lấy ví dụ ở Mỹ mỗi năm khoảng 4.000 người chết do tai nạn giao thông, nhưng tai biến y khoa gây tử vong là 120.000 trường hợp và các vụ án dân sự tồn đọng nhiều nhất bao gồm cả các trường hợp tai biến y khoa” – Bộ trưởng nói.

Bên cạnh đó, bà Tiến cũng chỉ ra loại tai biến gây ra do tiêu cực, như trường hợp ở Bệnh viện Hoài Đức – Hà Nội; bên cạnh đó là “tai biến do đạo đức nghề nghiệp” – tức là không có trách nhiệm, không có tình thương với bệnh nhân, nhũng nhiễu, đòi hỏi, tắc trách…

Khi nào chấm dứt tai biến?

Bộ trưởng Y tế khẳng định, bản thân bà không dám trả lời chính xác câu hỏi này, chỉ có cách là hạn chế bớt. Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết: thứ nhất, ngành Y đã ra các văn bản quy phạm pháp luật; thứ hai là tăng cường công tác thanh kiểm tra; thứ ba là giáo dục; và thứ tư là phối hợp rất chặt chẽ giữa người bệnh, gia đình người bệnh và người thầy thuốc.

Bên cạnh đó, xử lý nghiêm khắc tất cả các sai sót, điển hình là vụ Bệnh viện Hoài Đức đã được tòa án xử lý; các trường hợp sai phạm khác đều được họp hội đồng hoặc xử lý hành chính, hình sự.

“Chúng tôi kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ mất phẩm chất đạo đức, nhưng cũng động viên kịp thời những người có tâm huyết” – Bộ trưởng khẳng định.

(VOV online)

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.