| Hotline: 0983.970.780

Bỏ việc công ty để... trồng rau

Thứ Ba 29/11/2011 , 11:00 (GMT+7)

Một nhóm cử nhân trẻ, sau khi ra trường mặc dù đã có công việc ổn định với mức lương cao nhưng họ vẫn chấp nhận từ bỏ để lên phố… trồng rau.

Đem cơ giới hóa trong khâu làm đất trồng rau

Một nhóm cử nhân trẻ, sau khi ra trường mặc dù đã có công việc làm ổn định với mức lương cao ở những công ty lớn nhưng họ vẫn chấp nhận từ bỏ cơ hội thăng tiến để lên phố… trồng rau. Đồng thời, nhóm “nhà vườn” này còn lập dự án xây dựng thương hiệu riêng cho các mặt hàng rau củ quả...

“NGHIỆP RAU”

Đến khu “đại bản doanh” trồng rau xanh trên địa bàn huyện Củ Chi (TP.HCM) chúng tôi tình cờ gặp một nhóm “nhà vườn” gồm những cử nhân mới ra trường, họ đang ráo riết bắt tay vào triển khai dự án trồng rau sạch với quy mô lớn để xây dựng thương hiệu.

Quệt vội những giọt mồ hôi trên mặt, Nguyễn Văn Đàm, trưởng nhóm hào hứng tâm sự: “Mặc dù ra trường mỗi người bọn em đều đã đi làm, mức lương cũng khá nhưng vẫn muốn liên kết với nhau tự tổ chức sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao ổn định hơn nên mới quyết định nghỉ việc ở công ty để về… trồng rau đấy”.

Theo lời trưởng nhóm giới thiệu, ngoài Đàm ra còn có 3 thành viên khác, là bạn thân của nhau từ thời còn đang học chung lớp ĐH nên chơi rất hợp gu. Đàm cho biết, quê gốc ở Nam Định, học chuyên ngành chế biến thủy sản (Trường ĐH Nha Trang) ra trường năm 2008 mới đầu về làm phòng quản lý chất lượng, sau chuyển sang làm phòng kinh doanh XNK cho một vài công ty chế biến thủy sản lớn ở Cà Mau với mức lương khoảng gần chục triệu đồng/tháng.

Còn với Nguyễn Đình Thắng quê Thái Bình, cũng học xong về làm cho Công ty Kiên Hùng, chuyên kinh doanh XNK thủy sản ở tỉnh Kiên Giang với mức lương khoảng trên dưới 7 triệu đồng/tháng. Còn Vũ Phú Hội quê Hải Dương và Lại Thị Hoa quê Thái Bình làm cho Công ty CP Thực phẩm Cholimex (thuộc Cty TNHH MTV XNK và đầu tư Chợ Lớn, KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Tuy nhiên, với suy nghĩ của các thành viên trong nhóm, nếu chấp nhận ở mức thu nhập quanh năm vẫn dậm chân tại chỗ thì suốt đời chỉ biết đi làm thuê cho người ta. Hơn nữa, công việc hiện tại của họ cũng chưa phát huy hết tiềm năng và kiến thức đã tích lũy được qua trường lớp.

Theo Đàm, khi đã được đào tạo bài bản ở trường lớp ra có kiến thức chuyên môn, có ít nhiều kinh nghiệm, nay chỉ cần có ý tưởng tốt và mọi người cùng nhau quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công. Do vậy, sau khi các thành viên trong nhóm gặp nhau bàn bạc kỹ đã quyết định nghỉ việc công ty về đây gầy dựng “nghiệp rau” để tìm hướng mới phát triển và muốn tạo cơ hội tự khẳng định mình.

SẼ SỚM KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU

Mặc dù trời đã xế trưa nhưng cả nhóm “nhà vườn”… cử nhân này vẫn đang cặm cụi với công việc để chuẩn bị cho đợt thử nghiệm trồng rau đầu tiên. Gặp chúng tôi, Nguyễn Văn Đàm phấn khởi tâm sự: “Hiện, cả nhóm cũng đã lên kế hoạch sẵn sàng đầu tư từng bước triển khai các công việc cụ thể cần thiết trước, đến khoảng đầu năm tới sẽ đi vào sản xuất ổn định…”.

Hiện nhóm của Đàm đã tìm được một mảnh vườn có diện tích 15.000 m2 ở ấp Xóm Đồng, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi và đặt vấn đề thuê dài hạn để trồng rau sạch theo quy trình. Tuy nhiên, bước đầu chân ướt chân ráo về đây, Đàm và những người bạn đang phối hợp triển khai trồng rau với anh Nguyễn Văn Bút, một chủ vườn rau lớn nhất nhì để tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế.

“Hiện nhóm cũng đã liên hệ đặt vấn đề ký hợp đồng với một số công ty, cơ sở thu mua rau sạch đưa vào hệ thống các siêu thị, và bếp ăn công nghiệp. Khi đi vào ổn định, nhóm sẽ thành lập công ty để giao dịch và làm dịch vụ hàng hóa xuất khẩu cho nhiều sản phẩm rau củ quả tươi, chất lượng…”, anh Đàm nói.

Theo kế họach, mới đây gia đình anh Bút đã tìm thuê mở rộng thêm 5.000 m2 diện tích vườn để tạo điều kiện cho cả nhóm cùng thực hiện nghề trồng rau. Một căn nhà lá nhỏ gọn, ốp vách nhựa vừa được dựng lên giữa khu vườn để làm “văn phòng” nghiên cứu, giao dịch công việc và nghỉ ngơi cho cả nhóm. Hàng ngày, mỗi thành viên được phân công quản lý một khâu việc cụ thể về số lượng thu, chi; về thị trường đầu vào, đầu ra, kỹ thuật trồng chăm sóc rau… Đồng thời mua sắm các thiết bị vật dụng cần thiết như lưới, máy xới đất, máy nổ phát điện, máy bơm nước tưới rau, khoan giếng nước ngầm, nguồn phân sản xuất…

Lôi chiếc máy xới vừa mua ra vườn thử, Nguyễn Đình Thắng bộc bạch: “Nhiều người thân quen khi biết chuyện bọn em nghỉ việc công ty bỏ về đây trồng rau cũng can ngăn dữ lắm, nhưng bọn em có ý tưởng riêng, không ngại khó, ngại khổ và quyết tâm thực hiện bằng được!”. Theo Thắng, công việc cả nhóm đang đầu tư thực hiện sẽ trồng rau theo quy trình VietGAP để có sản phẩm rau sạch, an toàn cung cấp cho thị trường với mức giá hợp lý nhất. Trước mắt đang cho lập từng nhóm rau sản xuất kinh doanh và ưu tiên tập trung vào trồng các loại rau mà thị trường đang tiêu thụ mạnh. Đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau củ quả sạch của mình sản xuất.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất