| Hotline: 0983.970.780

“Bóc ngắn, cắn dài” trong khai thác thủy sản

Thứ Ba 09/11/2010 , 10:21 (GMT+7)

Đó là vấn đề nhức nhối được đưa ra trong cuộc họp tổng kết 5 năm công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2006-2010...

Đó là vấn đề nhức nhối được đưa ra trong cuộc họp tổng kết 5 năm công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2006-2010 mới đây với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Vũ Văn Tám cùng đại diện các Viện nghiên cứu, các Chi cục thủy sản.

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chúng ta đã thực hiện các hoạt động bảo vệ như tuyên truyền, quản lý kiểm soát cường lực khai thác, thiết lập và quản lý các khu bảo tồn, tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản, hợp tác quốc tế... Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế cũng như tăng trưởng của ngành thủy sản ở mức độ cao, nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống cho ngư dân ngày càng lớn tạo áp lực lên khai thác nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật…

Sau khi hợp nhất các Sở Thủy sản vào Sở NN - PTNT, chuyển thanh tra thủy sản về thanh tra sở, hoạt động này còn kém phát huy tác dụng. Hệ thống bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong cả nước chưa hoàn chỉnh, thiếu lực lượng kiểm tra, giám sát chuyên ngành. Thêm vào đó, đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn hạn chế. Nhiều địa phương không được cấp kinh phí cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, thậm chí ngay cả công tác điều tra nguồn lợi tại các vùng nước nội địa cũng bị bỏ xó...

Công tác phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới cần tập trung vào các đối tượng: tôm biển, đặc biệt là tôm sú và tôm hùm; nhuyễn thể điệp, sò, ngao, trai ngọc; cá nổi nhỏ vùng biển ven bờ; cá nước ngọt ở các sông, hồ chứa; cải thiện môi trường sống, nhất là khu vực tập trung các bãi đẻ, bãi giống.
Toàn bộ những yếu kém đó lại khó thể trụ lại trước làn sóng khai thác kiểu tát cạn, bắt cả, hủy diệt vẫn còn rất phổ biến. Trong dăm năm qua, tàu thuyền khai thác hải sản tiếp tục tăng trong khi vẫn sử dụng công nghệ đánh bắt gần như không thay đổi. Khoảng 50% tập trung ở khối tàu cá lắp máy công suất nhỏ dưới 50 CV. Có trên 80% tổng số tàu cá hoạt động trong vùng biển ven bờ và gần bờ, số lượng tàu tham gia khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ phát triển chậm chạp đặc biệt ở các khu vực như Bắc và Nam quần đảo Trường Sa, DK1, các vùng nước hiệp định hợp tác giữa VN và TQ ở vịnh Bắc Bộ.

Hàng loạt những tồn tại được các chuyên gia chỉ ra như nguồn lợi thủy sản thuộc các thủy vực và vùng ven bờ tiếp tục bị khai thác quá giới hạn cho phép. Tỷ trọng cá tạp trong khai thác ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản mất dần khả năng tự tái tạo, phục hồi. Danh sách các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng tăng song hành với số loài thuỷ sinh ngoại lai lăm le tràn ngập bờ cõi (cá chim trắng, ốc bươu vàng, rùa rai đỏ, tôm hùm nước ngọt…). Chất lượng môi trường sống của các loài thủy sinh vật có xu hướng ngày càng giảm. Nhiều hệ sinh thái thủy sinh như rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn…bị xâm hại, phá hủy nặng nề.

Trước tình thế cấp bách đó, phương hướng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2015 được ngành thủy sản đề ra bằng những giải pháp chủ yếu: Một là giảm dần và chuyển đổi các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ. Tăng cường phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương ven biển, cũng như huy động các hội, đoàn thể tham gia tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu, du nhập và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác thủy sản có lựa chọn, sản xuất giống, phục hồi môi trường thủy sinh…

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm