| Hotline: 0983.970.780

'Bồi dưỡng' cây mai sau tết

Thứ Ba 14/02/2017 , 08:10 (GMT+7)

Tết Nguyên đán cổ truyền đi qua, các nhà vườn chuyên trồng mai cảnh bán tết ở “thủ phủ” mai Nhơn An (TX An Nhơn, Bình Định) trở nên nhộn nhịp khác thường.

Từ sáng sớm đến chiều tối, các chủ vườn tất bật với việc cắt bỏ những đóa hoa đang nở trong mùa hoa cũ, cả những búp còn xanh non mơn mởn cũng được cắt phăng.


Đất phù sa được ủ với vôi, phân chuồng 1 tháng rồi mới thay đất cho mai
 

Lấy làm lạ, tôi hỏi: “Vì sao phải cắt hoa và búp như vậy?”. Các chủ nhà vườn giải thích: “Phải làm như vậy để mai tập trung sức nuôi cây chuẩn bị cho mùa hoa mới. Cứ qua mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là các nhà vườn thuê công nhổ cọc, cắt hoa và những cành phụ để cây mai dồn nhựa nuôi những cành chính phát triển tái sinh mùa hoa mới”.

Trước tết, nếu những cây mai cành lá sum suê, hoa nở vàng rực thì đến sau tết, những cây mai trở nên trơ trụi. Chủ các nhà vườn còn lấy vòi nước xịt mạnh vào thân mai để tẩy rửa sạch sẽ rong rêu, nấm mốc của năm cũ để tránh cây sinh bệnh, giúp chúng phát triển. Sau đó, những chậu mai được thay đất để tạo dinh dưỡng nuôi mai, một số được chuyển vào chậu mới.

Sau đợt áp thấp đầu năm, dứt mưa, trời chuyển nắng gay gắt, vậy nhưng vợ chồng anh Bùi Văn Năm ở xã Nhơn An vẫn suốt ngày bám trụ tại vườn mai nằm ven đường tránh quốc lộ 1 để chăm sóc cho những cây mai của mình. Vợ xúc đất cho lên xe đẩy, chồng cho đất vào những chậu mới.

“Năm nay mưa suốt tháng Chạp, người muốn mua mai chơi tết lười không muốn đi dạo mua. Do đó mai ế ẩm, bán chẳng được bao nhiêu chậu. Bây giờ vợ chồng phải ra sức thay đất cho mai chứ thuê người không lấy tiền đâu trả, bèo nhất thuê 1 công lao động bây giờ cũng mất hơn 200 ngàn”, anh Năm bộc bạch.

Theo anh Năm, cứ một vài năm mai phải được thay đất 1 lần để tích lũy dinh dưỡng nuôi cây. Đất phải là đất phù sa nuôi mai mới tốt. 1 máy cày đất phù sa khoảng chừng hơn 1 khối hiện được các nhà vườn mua với giá 400.000 đồng. Trước khi vào chậu, đất được trộn với vôi và phân chuồng khoảng thời gian 1 tháng. “Vôi có nhiệm vụ tiêu diệt côn trùng trong đất, còn phân chuồng để làm đất tơi xốp”, anh Năm nói.

Cũng trong thời gian này, các nhà vườn còn tất bật tiếp nhận nhận những chậu mai của những người chơi hoa mang đến gửi để chăm sóc, nuôi dưỡng để đến tết năm sau cây mai đủ sức cho nhiều hoa.

10-34-21_3
Mùa thay đất cho mai, các cơ sở đúc chậu cũng ăn nên làm ra

 

“Người chơi mai đều hiểu, để có cây mai đẹp trong mấy ngày tết, phải dày công nuôi dưỡng chúng cả năm. Vậy nên, chơi xong 3 bữa tết, họ chở mai đến gửi vườn để thuê mình chăm sóc, nuôi lại dáng thế cho cây mai. Ai không gửi nhà vườn mà không biết chăm sóc nó, sẽ chẳng có mai chơi tết”, ông Tạ Hồng Sinh (51 tuổi), chủ cơ sở mai cảnh ở thôn Trung Định, xã Nhơn Thành cho hay.

Nhiều người chơi còn “mở hầu bao” chi tiền để thuê người tạo dáng mới cho mai hoặc ghép giống hoa mới. Chở chậu mai hơn 20 năm tuổi đến cơ sở của ông Sinh để ghép giống hoa mai cúc, anh Phan Văn Chung (39 tuổi) ở thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong hy vọng tết sang năm cây mai của anh sẽ cho hoa dày cánh, màu vàng rực để đẹp nhà đẹp cửa.

Anh Chung bày tỏ: “Gia đình tôi quan niệm, cây hoa trong ngày tết là biểu hiện của tài lộc trong một năm. Đầu tư tiền bạc để có được cây hoa ưng ý chưng trong ba ngày tết là thú vui chính đáng, được gia đình ủng hộ. Năm nào, sau tết tôi cũng mang cây đi gửi ở các nhà vườn để thuê họ chăm sóc cho chu đáo”.

“Đến mùa thay đất cho mai, các cơ sở đúc chậu cũng ăn nên làm ra. Nhiều cơ sở đúc chậu làm ra mỗi ngày 200 - 300 chiếc chậu nhưng vẫn không kịp cung ứng cho các nhà vườn. Hầu hết các cơ sở đúc chậu phải đúc trước từ trong tết để ra giêng bán, đồng thời dự trữ trước xi măng để chủ động trong sản xuất”, anh Nguyễn Văn Lộc, chủ nhà vườn ở khu vực Kim Châu, phường Bình Định cho biết.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm