| Hotline: 0983.970.780

Bom Bo thay da đổi thịt

Thứ Sáu 04/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

Sau 3 năm thực hiện xây dưng NTM, xã đã đạt 6 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ 17 lên 20 triệu đồng.

Bom Bo là xã nghèo của huyện Bù Đăng (Bình Phước) với gần 1 nửa số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng mới chỉ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu. Vì thế, việc xây dựng NTM không hề dễ.

DỰA VÀO DÂN

Ông Lê Văn Xinh, Chủ tịch UBND xã Bom Bo, cho biết: “Xây dựng NTM phải dựa vào sức dân. Muốn huy động được sức dân thì trước hết phải tìm cách nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ trước”.

Một trong những việc làm đầu tiên khi thực hiện đề án là làm đường giao thông. Theo ông Xinh, hiện Bom Bo vẫn chưa được Nhà nước đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào xây dựng đề án, xã được tỉnh đầu tư kinh phí làm 10km đường nhựa liên thôn 7, 8, 9, 10 và 3km đường nhựa trung tâm cụm xã. Tuy nhiên, không thể thiếu sự tham gia, đóng góp của người dân.

Xác định điều này, chính quyền xã đã tổ chức những buổi họp dân, trên cơ sở bàn bạc dân chủ. Sau khi vận động, giải thích, nhân dân đã thống nhất đóng góp làm mới đường cấp phối dài 7km, mặt đường rộng 5m. 100% các hộ có rẫy sát đường đều đồng ý hiến đất, chặt cây, tự giác dọn dẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho xe múc, gạt, lu phẳng.

Cách đây 2 năm, tất cả những con đường liên thôn đều là đường mòn, lối đi hẹp, xe cơ giới không thể vào để chuyên chở tiêu thụ hàng hóa nông sản. Mùa mưa, nhiều đoạn bị xói mòn, sạt lở tạo nhiều hố sâu nguy hiểm.

17-38-21_nh-3
Ông Thiêm Lạc (phải), một trong những hộ đi tiên phong trong việc hiến đất làm đường giao thông ở Bom Bo

Nay phần lớn đã được bê tông hóa hoặc rải đá cấp phối. Riêng đường liên tổ 9, 10, 11 trước chỉ rộng hơn 2m nay là 8m; kéo 9km đường điện trung thế với hành lang lưới điện rộng 4m.

Ông Triệu Văn Tài, ở thôn 8, bày tỏ: “Bà con vất vả đã nhiều năm rồi, giao thông cách trở. Nay có chủ trương làm đường, bà con mừng lắm, nhà nào cũng đóng góp đầy đủ”.

Còn gia đình ông Thiêm Lạc, ở thôn 9, có nhà, đất, nằm bên tỉnh lộ 760 và cạnh ngã ba đường vào tổ 10, 11. Dù không trực tiếp hưởng lợi từ đường và mạng lưới điện này nhưng gia đình ông vẫn hiến đất và chặt 40 cây điều để người dân tổ 10, 11 mở rộng đường, kéo điện.

“Thấy người dân đi lại vất vả, lại không có điện thắp sáng nên mình không thể nhắm mắt làm ngơ được”, ông Lạc nói. Từ việc làm của ông Lạc, các hộ khác ở sát đường cũng noi gương. Điển hình như các hộ ông Lương Hoàng Dung, Doanh Thăng Hoạt, mỗi hộ hiến 0,2 ha; Nông Ngọc Chính, Nông Văn Việt, mỗi hộ 0,1 ha...

“Để đạt kết quả như vậy, chúng tôi tổ chức nhiều lần họp dân, giải thích cho họ hiểu về lợi ích từ những công trình. Trong những buổi họp này, chúng tôi để dân tự trao đổi, bàn bạc, thảo luận về cách làm, cách kiểm tra, giám sát công trình mà họ sẽ trực tiếp hưởng lợi.

17-38-21_nh-4
Nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ những mô hình kinh tế hiệu quả cao

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Xinh hiện xã vẫn còn nhiều tiêu chí khó thực hiện. Trên địa bàn có 4 trường học các cấp, nhưng cơ sở vật chất hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Đa số các trường còn thiếu phòng học, bàn ghế, thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập...
Toàn xã chỉ có hơn 50% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, số còn lại khó thực hiện vì phần lớn rơi vào các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập thấp và hộ di dân tự do. Các cơ sở khám chữa bệnh, dịch vụ y tế trên địa bàn chưa tốt nên khó thu hút được người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Tất cả đều do người dân tự quyết, tự chủ và công khai. Riêng những hộ còn khó khăn, chưa hiểu về mục đích của chương trình thì chúng tôi cử cán bộ trực tiếp đến tận nhà giải thích và cùng họ tìm cách tháo gỡ khó khăn”, ông Xinh nói.

THU NHẬP TĂNG, ỔN ĐỊNH

Nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con, chính quyền xã đã kết hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông huyện mở các lớp tập huấn, hội thảo, hướng dẫn cho nông dân về cách phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV, cách đầu tư chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

Nông dân được tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm những mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, năng suất cao. Chính quyền xã còn phối hợp với các ngành chức năng đầu tư 11 ngàn cây ca cao giống, 130 tấn phân, 431 lít thuốc BVTV, trình diễn cách ghép cà phê năng suất cao cho nông dân...

Được Hội Nông dân tạo điều kiện, từ năm 2011 đến nay, anh Chu Văn Cửu, ở thôn 5, đã tham dự 4 đợt tập huấn, học tập các mô hình SX tiên tiến áp dụng vào vườn nhà. Anh đề ra chỉ tiêu cứ 1 ha đất SX phải cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Đến nay, mô hình 5 ha cây trồng đa canh của anh phát triển ổn định, thu nhập 800 triệu đồng/năm. Từ nguồn thu ổn định, ngoài đầu tư chăm sóc, trồng mới, mỗi năm anh còn đóng góp 20 triệu đồng cùng người dân trong thôn làm đường, kéo điện.

Theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã, Bom Bo có hơn 2.600 hộ dân thì 1/3 hộ đã khá, giàu, thu nhập từ 3- 5 trăm triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 20 triệu đồng/người/năm. “Đó là điều kiện để người dân đồng lòng, chung tay góp sức cùng chính quyền xây dựng các tiêu chí NTM”, ông Cường nói.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm