| Hotline: 0983.970.780

Bốn bề lũ, vẫn có khoai lang thu hoạch

Thứ Tư 05/10/2011 , 12:19 (GMT+7)

Nhìn từ xa, trang trại khoai lang của Ba Hạo nổi lên như một ốc đảo xanh giữa biển nước mênh mông...

Công nhân trang trại khoai lang Ba Hạo lựa khoai để đóng gói giao cho khách hàng

Tôi tìm đến trang trại khoai lang Ba Hạo trong vùng rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, Kiên Giang). Xung quanh đường sá đã ngập chìm trong nước, muốn vào được trang trại phải đi bằng đò máy. Nhìn từ xa, trang trại của Ba Hạo nổi lên như một ốc đảo xanh giữa biển nước mênh mông...

Đối với nhiều người mùa nước lũ là lúc nông nhàn nhưng đối với Ba Hạo (Đỗ Quý Hạo) thì đây lại là lúc hái ra tiền bằng mô hình trồng khoai lang trong mùa lũ. Theo Ba Hạo, muốn sản xuất đạt hiệu quả cao thì phải có những cách làm độc chiêu, khác người. Chẳng hạn mùa nước lũ, không ai trồng được khoai lang mà mình trồng được thì mới dễ tiêu thụ, bán được giá cao.

Mặc dù thời điểm này đang là đỉnh lũ nhưng Ba Hạo vẫn có khoai lang thu hoạch để bán và tiếp tục trồng mới để thu hoạch bán vào dịp Tết. Để trồng được khoai lang trong mùa lũ, Ba Hạo đã phải đầu tư cả tỷ đồng làm đê bao khép kín toàn bộ diện tích hơn 62 ha. Sau đó xẻ đường mương, chia ra từng khuông nhỏ để chủ động bơm rút nước tiêu úng.

Ba Hạo phấn khởi cho biết: “Giá khoai lúc này lên đến 14 – 15 ngàn đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm đầu mùa nước. Tôi vừa thu hoạch xong 10 ha khoai lang tím được hơn 180 tấn củ, bán với giá 14.500 đồng/kg, doanh thu trên 2,6 tỷ đồng”. Hiện trang trại của Ba Hạo vẫn còn 16 ha khoai lang tím chuẩn bị cho thu hoạch. Ngoài ra, còn 8 ha khoai lang bí đỏ cũng gần đến thời kỳ thu hoạch.

Theo Ba Hạo, khoai lang bí đỏ tuy giá bán không bằng khoai lang tím (giá hiện nay ở mức 6.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần lúc bình thường) nhưng năng suất rất cao, lên đến 40 tấn/ha. “Trồng khoai trong mùa lũ tuy chi phí cao do phải tốn tiền bơm nước ra. Nhưng bù lại bán được giá cao và dễ tiêu thụ do hiếm hàng. Khoai của tôi còn ít ngày nữa mới thu hoạch nhưng nhiều thương lái đã tìm đến tận nơi xin bỏ cọc trước” - Ba Hạo cho biết.

Hiện nay, Ba Hạo đang tiếp tục cho trồng mới lại ở những diện tích vừa thu hoạch xong. Ba Hạo nhẩm tính, khoai lang trồng khoảng 5 tháng mới cho thu hoạch, mình trồng bây giờ là qua tết đã có khoai bán. Nhờ vậy mà bán được giá cao. Trong khi đó, nếu không có đê bao phải chờ đến thời điểm lũ rút hết, chậm mất 2- 3 tháng.

Để phục vụ cho việc trồng khoai lang, Ba Hạo còn đầu tư mở xưởng cơ khí vừa sửa chữa vừa cải tiến, chế tạo ra nhiều loại máy chuyên dụng, giúp tăng năng suất lao động. Trong đó, đáng chú ý như chiếc máy lên luống tự động kết hợp bón phân, công suất 7ha/ngày, tương đương với 200 lao động làm thủ công. Máy thu hoạch khoai có thể thay thế cho 40 lao động mà lại giảm được hao hụt (gãy khoai) so với bới thủ công. Ngoài ra, còn có máy phun thuốc, máy làm cỏ kết hợp bón phân, máy đào mương…

 Ba Hạo còn học được cách chế ngự bọ hà (làm củ khoai bị sùng) bằng cách dùng chất Pheoromon để dẫn dụ chúng bò lên lá khoai lang rồi phun thuốc diệt đạt hiệu quả cao. Mỗi năm Ba Hạo cung cấp ra thị trường khoảng 2.500 tấn khoai lang các loại.

Trang trại khoai lang Ba Hạo đang từng bước thực hiện lộ trình Global GAP và lập trang web “khoailangbahao.com” để quảng bá và bán sản phẩm ra nước ngoài.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Hạn hán khốc liệt, nhiều diện tích cà phê bị cháy khô

GIA LAI Tình trạng khô hạn khắc nghiệt kéo dài tại huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã khiến cho nhiều diện tích cà phê bị cháy khô, nguy cơ chết cả vườn cây.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm