| Hotline: 0983.970.780

Bộn bề Nước Trong

Thứ Ba 15/07/2014 , 13:25 (GMT+7)

Chỉ còn 6 tháng nữa, dự án hồ chứa Nước Trong (Quảng Ngãi) sẽ kết thúc, song đến thời điểm này, nhiều vấn đề liên quan vẫn còn tồn đọng, nhất là việc di dân, tái định cư (TĐC)…

TÁI ĐỊNH CƯ THIẾU NƯỚC

Những ngày đầu tháng 7, xã Trà Thọ (Tây Trà, Quảng Ngãi) chẳng khác gì chảo lửa. Điều này càng khiến người dân khu TĐC Suối Y 2, thôn Tre bực bội khi 3 năm qua, họ vẫn bị “khát” nước.

Thoạt nhìn, hẳn không ai tin chuyện này bởi ngay đầu khu TĐC và giữa các xóm đều có những bể chứa nước được xây dựng bằng bê tông kiên cố. Có điều, bể to, dây dài, van đủ nhưng nước thì chẳng thấy đâu.

Ông Hồ Minh Trí, Bí thư Chi bộ thôn Tre cho biết: “Từ tháng 2 đến giờ, trời không mưa nên con suối chẳng còn giọt nước. Không có nước, khổ lắm. Như tôi đây, lỡ sửa cái nhà mà hơn 1 tháng rồi vẫn không xong vì thiếu nước trộn hồ”.

Ông Tiêu Viết Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Thọ cho hay: "Không chỉ người dân khu TĐC Suối Y 2 không có nước, mà nhiều khu TĐC cũng khát. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị BQL dự án kiểm tra, sửa chữa để người dân có nước sinh hoạt và SX nhưng đến giờ...vẫn vậy".

Trong khi người dân thôn Tre “khát” thì nhiều hộ thôn khác lại thiếu chỗ ở. Đơn cử 3 hộ ở thôn Tây ban đầu không nằm trong diện di dời. Tuy nhiên, vì lo ngại nhà bị ngập khi nước dâng cao nên họ thiết tha được chuyển chỗ.

Hộ ông Hồ Xuân Thành vào khu TĐC Bắc Nguyên 2 dựng nhà theo kiểu “thích vị trí đất nào là đào móng” khiến nhiều hộ đến ở trước bất bình vì "người đến sau được lô đất đẹp".

Ông Tiêu Viết Phương cho rằng, do BQL dự án chưa bàn giao khu TĐC cho xã nên địa phương không có cơ sở để tổ chức bốc thăm lô đất trong khu TĐC cho 3 hộ (!).

Ngoài ra, xã Trà Thọ cũng còn 10 hộ phập phồng lo ngày nước dâng vì chưa có chỗ ở ổn định. Đã thế, người dân ở các khu TĐC Sờ Lác, Suối Y, Bắc Nguyên 2, Cà La và Giờ Lao vẫn chưa được chia đất ruộng, vườn và hỗ trợ SX. Sự chậm trễ này không chỉ gây lãng phí đất, cuộc sống của dân khó khăn mà còn ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

17-25-21_nh-1
Người dân TĐC hồ chứa Nước Trong có bể nhưng không có nước để sinh hoạt

Dự án Nước Trong có tổng mức đầu tư trên 656 tỷ đồng (điều chỉnh tại QĐ 1908/QĐ-UBND ngày 22/11/2012); thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2014.
Quy mô dự án 2.074 ha gồm: Khu vực lòng hồ và cụm công trình đầu mối 1.385 ha; các khu TĐC, tái định canh và công trình hạ tầng kỹ thuật 689 ha; xây dựng 6 khu và 1 điểm TĐC, tái định canh để bố trí TĐC, tái định canh bền vững cho 465 hộ dân thuộc các xã Sơn Bao, thị trấn Di Lăng (Sơn Hà); Trà Trung, Trà Thọ, Trà Phong, Trà Xinh (Tây Trà) bị ảnh hưởng.

Trong chuyến kiểm tra TĐC ngày 26/6/2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ yêu cầu trong tháng 7 BQL dự án phải sửa chữa, khắc phục các công trình phục vụ dân sinh (điện, nước, thủy lợi) bị hư hỏng và hoàn thành việc chia đất ruộng, vườn cho người dân. Đồng thời hoàn thiện hạ tầng các khu TĐC cho người dân trước ngày 30/8/2014.

PHẢI ĐẢM BẢO CHO HẠ DU

Mùa mưa lũ năm 2013, công trình hồ chứa Nước Trong đã tích được 106,7 triệu m3 nước. BQL Đầu tư & xây dựng thủy lợi 6, Bộ NN-PTNT tiến hành điều tiết nước về hạ du, tiếp nước cho đập Thạch Nham để phục vụ SX.

Tuy nhiên, do yêu cầu kiểm tra xử lý bề mặt bê tông thượng lưu đập và phục vụ lắp đặt xi lanh thủy lực cống xả sâu nên từ ngày 5/5/2014, BQL đã xả nước qua cống xả sâu xuống cao trình +86,5 m (cao trình ngưỡng cống lấy nước +90,0 m). Đến ngày 14/6, cống xả sâu được đóng để nâng cao trình lên +97,0 m.

Do đó, để chủ động ứng phó với mùa mưa lũ năm 2014 (dự kiến công trình Nước Trong sẽ tích 115,7 triệu m3/s nước), bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục (đập bê tông không tràn, đập tràn, đật đất, cầu giao thông và gia cố hạ lưu) thì, BQL đã kiến nghị Bộ TN-MT trình Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc.

“Đây sẽ là điều kiện để công trình Nước Trong cùng với thủy điện Đăk Drinh đáp ứng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt và SX cũng như giảm lũ cho vùng hạ lưu”, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Giám đốc BQL Đầu tư & xây dựng thủy lợi 6 khẳng định.

Mong rằng với sự chủ động của BQL, công trình Nước Trong sẽ vượt lũ an toàn, đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản vùng hạ du.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm