| Hotline: 0983.970.780

Bón NPK cho nhãn, vải là chưa đủ

Thứ Năm 16/04/2015 , 06:53 (GMT+7)

Thực tiễn SX nhiều năm qua cho thấy, nếu chỉ cung cấp cho nhãn, vải 3 chất đa lượng NPK là chưa đủ, năng suất chưa ổn định, chất lượng quả kém, trái hư nhanh, vỏ quả mỏng, sức đề kháng sâu bệnh kém.

Nhãn, vải là cây ăn quả lâu năm có cùng một họ (Sapindaceae). Nhãn vải thích hợp trên đất có tầng canh tác dày, thoát nước, mực nước ngầm sâu trên 70 cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình, thịt nhẹ.

Riêng cây vải có thể trồng trên đất có kết cấu rời rạc “đất sỏi cơm”, độ pH thích hợp cho nhãn từ 5-7, cây vải chịu được độ pH thấp hơn từ 4,5-5,5, nhãn phát triển tốt ở nhiệt độ nóng ẩm, vải có phản ứng với nhiệt độ, ẩm độ chặt chẽ hơn nên thích hợp với khí hậu của miền Bắc nước ta.

Nhãn, vải được bón phân Văn Điển màu lá xanh sáng bóng mỡ, lá dày, vỏ thân nhẵn ít sùi mắt cua, cành mẹ cho quả năm sau phát triển nhanh sau thu hoạch quả, đậu quả cao đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất thuận, quả lớn đồng đều, ít rụng quả, nứt quả, ít sâu bệnh gây hại do cây khỏe mạnh. Phân bón Văn Điển là sự lựa chọn đúng nhất của nhà vườn trồng nhãn, vải.

Nhãn, vải có bộ rễ phát triển gồm rễ cọc, rễ con và rễ tơ, rễ cọc ăn sâu lấy nước và 1 phần dinh dưỡng giữ cho cây vững chắc, rễ con và rễ tơ có đến 90% nằm ở tầng đất nông (2-35 cm) lan rộng theo vồng tán lá, càng gần gốc thì lượng rễ non, rễ tơ càng ít.

Trong SX hiện nay nhãn, vải hầu hết được trồng bằng cành ghép sau trồng 3-4 năm là cho quả, thời kỳ ổn định năng suất quả thường sau 10 năm, chu kỳ kinh doanh có thể kéo dài trên 25 năm tùy theo điều kiện chăm bón và thổ nhưỡng.

Nhu cầu dinh dưỡng

Tuy nhãn, vải có bộ rễ phát triển, khai thác được các chất dinh dưỡng từ đất nhưng do yêu cầu cho năng suất cao nên nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây này đòi hỏi lượng lớn mà đất không đáp ứng đủ phải được bổ sung qua con đường phân bón.

Nhãn, vải có 2 thời kỳ sinh trưởng (kiến thiết cơ bản và kinh doanh) thời kỳ kiến thiết cơ bản được tính từ sau khi trồng đến khi cây cho quả lứa đầu (khoảng 3 tuổi), thời kỳ kinh doanh là từ khi cây cho quả lứa đầu tiên trở đi gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn năng suất chưa ổn định và giai đoạn năng suất ổn định (thuần thục).

Thời kỳ kiến thiết cơ bản nhu cầu dinh dưỡng của nhãn, vải không nhiều, chủ yếu cần lân để phát triển bộ rễ, phân hữu cơ hoai mục để tăng độ xốp vùng gốc, và cần một lượng đạm, kali vừa phải để cây phát triển thân, cành, lá, tạo tán cây.

Thời kỳ kinh doanh, do cây vừa cho năng suất quả hàng năm vừa phát triển thân, cành, lá, tán cây nên nhu cầu dinh dưỡng cần rất lớn, các kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhãn, vải cần đầy đủ các chất dinh dưỡng từ đa lượng (NPK) đến trung lượng (vôi, magie, silic, lưu huỳnh) và các chất dinh dưỡng vi lượng kẽm, bo, đồng, mangan…

Ở thời kỳ kinh doanh: Hàng năm nhãn, vải cho 2-3 đợt lộc trong đó đợt lộc vào tháng 6, 7 cho các cành quyết định việc ra hoa kết quả năm sau. Nhu cầu dinh dưỡng của nhãn, vải cũng thay đổi theo đặc điểm sinh học của cây như thời kỳ sau thu hoạch quả để cây hồi phục nhanh, bồi dục cành, lá cho quả năm sau thì cần tỷ lệ NPK là 1:1,2:0,5, đến thời kỳ sau đậu quả thì tỷ lệ NPK thường là: 1: 0,6 : 1, đồng thời bổ sung đầy đủ 4 chất dinh dưỡng trung lượng gồm can xi (vôi), magie (MgO), silic (SiO2) và lưu huỳnh (S) cùng các chất vi lượng kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu), man gan (Mn) qua phân bón mà hầu hết các loại đất trồng nhãn, vải hiện nay ở nước ta đều thiếu hụt nghiêm trọng.

Lưu ý: Tùy điều kiện thời tiết nhiệt độ, ẩm độ và tình hình sinh trưởng của nhãn, vải để điều chỉnh thời gian bón, lượng bón cho thích hợp. Bón phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây nhãn, vải là cùng một lúc cung cấp đầy đủ 14 yếu tố dinh dưỡng cân đối bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng NPK, các chất dinh dưỡng trung lượng vôi, magie, silic, lưu huỳnh, và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, sắt, mangan, coban.

Thực tiễn SX nhiều năm qua cho thấy: Nếu chỉ cung cấp cho nhãn, vải 3 chất đa lượng NPK là chưa đủ, năng suất chưa ổn định, chất lượng quả kém, trái hư nhanh, vỏ quả mỏng, sức đề kháng sâu bệnh kém. Khi nhãn, vải được bón cân đối, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì chúng sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu trái cao, năng suất ổn định, chất lượng quả tốt.

Nhận thức được vấn đề trên những năm gần đây nhiều nhà vườn trồng nhãn Khoái Châu, Tiên Lữ (Hưng Yên), Hưng Hà (Thái Bình), trồng vải ở Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang) đã lựa chọn loại phân bón ngoài cân đối NPK còn cân đối các chất dinh dưỡng trung, vi lượng để bón cho nhãn, vải mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đó là phân đa yếu tố NPK Văn Điển, các loại, dạng phân của Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển có tính ưu việt: Không chỉ cân đối 3 chất dinh dưỡng đa lượng mà còn chứa 4 chất dinh dưỡng trung lượng: can xi, magie, silic, lưu huỳnh chiếm đến 38% cùng 6 chất vi lượng Zn, B, Cu, Mn… đặc biệt cần đối với nhãn, vải mà các loại phân bón thông thường khác không có.

Kỹ thuật chăm sóc bằng phân chuyên dùng

Chăm sóc cây nhãn, vải bằng phân bón Văn Điển gồm: Phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển. Phân lân nung chảy Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng là lân hữu hiệu = 16%, vôi = 30%, magie = 15%, silic = 24%, lưu huỳnh = 2% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng… lân Văn Điển tan tốt do dịch chua rễ cây tiết ra, không bị rửa trôi trên đất dốc, đất đồi gò, lân Văn Điển thường dùng để bón lót khi trồng mới; với liều lượng bón từ 1-1,5kg/cây cùng phân hữu cơ mục trộn đều với đất trong hố trước khi trồng cành ghép.

- Phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho nhãn, vải gồm:

- ĐYT 5.10.3 gồm có N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO = 15%, MgO = 9%, SiO2 = 14%, S = 2% cùng vi lượng Zn, Fe, Mn, Bo, Cu… tổng dinh dưỡng 58%. Trong đó dinh dưỡng trung vi lượng đạt 40%.

- ĐYT 12.8.12 gồm có N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12%, CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S = 6% và vi lượng Zn, Fe, Cu. Tổng dinh dưỡng đạt 61%, trong đó dinh dưỡng trung vi lượng đạt 23%.

+ Bón thúc hàng năm cho nhãn, vải kiến thiết cơ bản kg/cây

- Năm thứ nhất bón 2-3,0 kg/cây ĐYT NPK 5.10.3.

Năm thứ 2 bón 3-4,0 kg/cây ĐYT NPK 5.10.3 và năm thứ 3 bón 4-4,5kg ĐYT NPK 5.10.3.

Cách bón: Chia lượng phân thành 2 lần bón/năm xới đất xa gốc theo đường chiếu của tán lá rải đều phân sau đó vùi đất kín phân.

+ Bón thúc hàng năm cho nhãn, vải kinh doanh

HƯỚNG DẪN BÓN NPK CHUYÊN DÙNG VĂN ĐIỂN CHO CÂY NHÃN, VẢI

Tưới cây

Loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển

Thời kỳ bón phân, lượng bón kg/cây

Sau thu hoạch quả (tháng 7-8)

Bón đón hoa (tháng 11- đầu T12)

Đậu quả (tháng 3)

4-5

ĐYT NPK 5.10.3

2,0 - 2,5

 

 

ĐYT NPK 12.8.12

 

1,5 - 2,0

1,5 - 2,0

6-9

ĐYT NPK 5.10.3

2,5 - 3,0

 

 

ĐYT NPK 12.8.12

 

2,0 - 2,5

2,0 - 2,5

10-12

ĐYT NPK 5.10.3

2,0 - 2,5

 

 

ĐYT NPK 12.8.12

 

2,5 - 3,0

2,5 - 3,0

> 13

ĐYT NPK 5.10.3

2,0 - 2,5

 

 

ĐYT NPK 12.8.12

 

3,0 - 3,5

3,0 - 3,5

Căn cứ vào đặc điểm thổ nhưỡng, yêu cầu năng suất quả và thực tiễn sự sinh trưởng của cây nhãn, vải cùng điều kiện thời tiết để bón phân. Thông thường trong năm nên bón cho cây vào 3 đợt: Đợt đầu bón sau thu quả (tháng 7-8), đợt 2 xuất hiện mầu hoa (tháng 11, đầu tháng 12) ra hoa đậu quả (tháng 3) có thể bón phân theo hố hay hốc đường kính từ 10-15 cm, sâu 20-25 cm, hốc cách hốc 40-45 cm, nanh sấu, cách gốc 80-100 cm, rải phân vào hốc, hố sau đó lấp đất, nếu đất quá khô sau bón phân nên tưới nước (xem bảng).

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.