| Hotline: 0983.970.780

Bón NPK-S Lâm Thao cho cây chè

Thứ Hai 04/05/2015 , 09:15 (GMT+7)

Cây chè có tên khoa học là Thea sinensis Seem (Camellia sinensis O. Kuntze) thuộc họ Chè (Theaceae).

Chè có nguồn gốc từ miền Tây Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương, sau đó được trồng chủ yếu tại các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, quanh vùng biển Đen và Caspian...

Hằng năm, các nước xuất khẩu chè lớn nhất là Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam; các nước nhập khẩu chè lớn nhất là Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập.

Tại Việt Nam, cây chè được trồng trên nhiều vùng ở miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên... Chè là cây công nghiệp dài ngày cho sản phẩm thu hái nhiều lần trong năm, trong đó sản phẩm thu hoạch (búp chè) chỉ chiếm 8 - 13% tổng toàn bộ sinh khối của cây chè.

Cây chè ưa nóng ẩm. Yêu cầu nhiệt độ của các giống chè rất khác nhau: chè Shan thích hợp nhất 15 - 20 độ C (thấp nhất -5 độ C, cao nhất 32 độ C); các giống chè Trung du thích hợp nhất 20 - 25 độ C (thấp nhất 0 độ C, cao nhất 35 độ C). Khi nhiệt độ 10 - 12 độ C cây chè ngừng sinh trưởng. Độ ẩm không khí phải đảm bảo 85 - 90% thì cây chè mới sinh trưởng tốt, khi độ ẩm dưới 70% thì năng suất chè có bị ảnh hưởng.

1. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

Cây chè được trồng trên nhiều loại đất như đất bazan, phù sa cổ trên phiến thạch và sa thạch. Đất trồng chè phải có độ dày tầng canh tác ít nhất là 60 cm, giữ ẩm và thoát nước tốt, có phản ứng chua pH 5,0 - 5,5 là thích hợp nhất.

Khi pH > 6 hoặc pH < 4 cây chè phát triển kém, khi pH > 7 cây chè có thể bị chết. Việc bón vôi cải tạo đất chua hoặc sử dụng phân bón cho cây chè cần chú ý duy trì pH trong khoảng 4,5 - 5,5. Cây chè thường được trồng với mật độ khoảng 10.000 hốc/ha.

Trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô lấy đi 80 kg N, 23 kg P2O5, 48 K2O, 8 kg MgO và 16 kg CaO. Lượng hút dinh dưỡng của chè cần tính đến cả lượng dinh dưỡng bị mất theo cành và thân do đốn định kỳ.

Như vậy, hàng năm cây chè hút tổng số khoảng 144 kg N, 71 kg P2O5 , 62 kg K2O, 24 kg MgO và 40 kg CaO. Những năm mới trồng lượng đạm bón trong khoảng 120 - 240 kg N/ha và tỷ lệ N: K2O là: 1: 0,5; thời kỳ thu hoạch, tỷ lệ N: K2O là: 1: 1 với lượng bón 240 - 300 kg N và 240 - 300 kg K2O. Những nương chè cho năng suất cao đã bón tới 350 kg N và 350 kg K2O.

Việc cung cấp các nguyên tố trung, vi lượng hợp lý làm tăng năng suất chè búp khô, cụ thể như sau: Bón bo (B) tăng 12,6%, kẽm (Zn) tăng 15,8%, Magan (Mn) tăng 16,0%, đồng (Cu) tăng 12,8%, magiê (Mg) tăng 16,5%, lưu huỳnh (S) tăng 21,3%, molipden (Mo) tăng 11,6%, canxi (Ca) tăng 10,6%; bón đồng thời magiê (Mg), lưu huỳnh (S), molipden (Mo), đồng (Cu) tăng 25,2 %; bón đồng thời bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), canxi (Ca) tăng 19,8%; bón đồng thời molipden (Mo), bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu) tăng 18,4%; bón đồng thời molipden (Mo), bo (B), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn) tăng 21,5%; bón đồng thời magiê (Mg), lưu huỳnh (S), molipden (Mo), bo (B), kẽm (Zn), đòng (Cu), mangan (Mn) tăng 25,4%. Bón phân trung vi lượng phối hợp làm tăng hiệu quả sử dụng N, P, K đối với chè (Nguyễn Văn Chiến, 2007).

Trong thành phần của phân bón NPK-S Lâm Thao ngoài đạm, lân, kali còn bổ sung khá đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, sắt, molipđen, bo... Do đó sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao sẽ tăng năng suất và chất lượng chè.

2. Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho chè kinh doanh hái bằng tay

Lượng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5 được tính như sau:

Lượng phân bón tính cho 1 ha:

- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 612 - 750 kg.

- Bón lần 2 (tháng 5 ÷ 6): 612 - 750 kg.

- Bón lần 3 (tháng 8 ÷ 9): 500 - 667 kg.

Lượng phân bón tính cho một sào Bắc Bộ (360 m2):

- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 22 - 27 kg.

- Bón lần 2 (tháng 5 ÷ 6): 22 - 27 kg.

- Bón lần 3 (tháng 8 ÷ 9): 18 - 24 kg.

3. Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho chè kinh doanh hái bằng máy

Trên nương chè hái bằng máy, lượng phân bón được sử dụng so với hái bằng tay cần tăng lên khoảng 35%. Lượng phân bón Lâm Thao NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc NPK-S 10.5.10-5 được tính như sau:

Lượng phân bón tính cho 1 ha:

- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 826 - 1.013 kg.

- Bón lần 2 (tháng 5 ÷ 6): 826 - 1.013 kg.

- Bón lần 3 (tháng 8 ÷ 9): 675 - 900 kg.

Lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) :

- Bón lần 1 (cuối tháng 2, đầu tháng 3): 30 - 36 kg.

- Bón lần 2 (tháng 5 ÷ 6): 30 - 36 kg.

- Bón lần 3 (tháng 8 ÷ 9): 24 - 32 kg.

Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho các nương chè hái bằng tay và hái bằng máy theo đúng quy trình kỹ thuật để mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm