| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cao su cho rau quả ngon và lành

Thứ Năm 07/10/2010 , 11:59 (GMT+7)

Việc bón phân cho rau quả cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng giai đoạn, đúng liều lượng, đúng chủng loại và đúng cách.

I. RAU QUẢ PHẢI NGON VÀ LÀNH

Rau và quả các loại chủ yếu được ăn tươi nên phải đảm bảo 2 tiêu chí ngon và lành. Ngon phải ngon từ mắt đến mũi đến lưỡi.

Ngon từ mắt: Hình thức bên ngoài của rau và quả, bao gồm kính thước, trọng lượng, hình dáng, màu sắc… những tín hiệu đó qua mắt được tổng hợp lại cộng với kinh nghiệm mà não bộ có được sẽ cho ta cảm giác ngon. Nếu nói về rau, nhất là rau ăn lá thì cành lá phải non tơ, mơn mởn, có màu đặc trưng, không bị dập, không bị sâu cắn phá…, nếu là rau ăn quả như dưa leo, bầu bí, đậu đũa... cũng vậy. Nếu về quả thì vỏ quả, màu sắc, mùi vị, hình dáng, trọng lượng… phải hội tụ được những đặc trưng của giống.

Ngon từ lưỡi: Tất cả các loại rau quả đều có những đặc trưng như ngọt, ngọt thanh, hơi chua… nhưng nếu rau quả ngon thì dứt khoát không được “nhạt”. Khái niệm nhạt, ngọt của vị giác với rau quả chủ yếu do hàm lượng các yếu tố khoáng vi lượng và protein quyết định.

Ngày trước khi hóa chất chưa được sử dụng nhiều trong nông nghiệp thì khái niệm “lành” chỉ bó gọn theo quan niệm của y dược phương Đông, nhưng hiện nay thì quan tâm đầu tiên là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật. Đối với rau thì nguy cơ không lành càng cao bởi rau chỉ sinh trưởng trong thời gian ngắn, bộ phận sử dụng chính lại là thân và lá, không có vỏ bảo vệ. Rau ăn lá lại đòi hỏi lượng phân đạm cao nên trong kỹ thuật canh tác rất dễ bị dư thừa. Rau lại được thu hoạch và sử dụng ngay, khâu sơ chế không đáng kể, không có bao gói nên rất hay bị nhiễm các vi sinh vật đi theo như E. coli, Samonella…

II. BÓN PHÂN GIÚP RAU QUẢ NGON VÀ LÀNH

Thế giới và Việt Nam đang triển khai chương trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - GAP. GAP có tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP) và tiêu chuẩn quốc gia (VietGAP, ThaiGAP, ChinaGAP…). Ngoài đảm bảo ngon và lành, các tiêu chuẩn GAP còn đặt nặng các tiêu chí đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường và truy nguyên được nguồn gốc của nông sản. Trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ chưa đạt được các tiêu chuẩn về GAP, thì việc đảm bảo 2 tiêu chí ngon và lành cần được đặt lên hàng đầu, trong đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây là hết sức quan trọng.

Việc bón phân cho rau quả cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, bón đúng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, bón đúng liều lượng, bón đúng chủng loại và bón đúng cách. Tuyệt đối không lạm dụng bón thừa phân, bón quá gần thời điểm thu hoạch không đảm bảo thời gian cách ly nhất là với phân đạm để tránh hiện tượng dư lượng nitrat. Ngộ độc nitrat được xếp thứ 3 trong các vụ ngộ độc do thức ăn, thường xảy ra với trẻ em sơ sinh đến 1 tuổi vùng ngoại thành và nông thôn. Trẻ ngộ độc nitrat sẽ bị thiếu ôxy nặng, toàn thân tím tái, thở nhanh, tim đập nhanh, sau đó hôn mê rồi tử vong.

Việc bón phân hữu cơ cho rau quả là rất cần thiết, vì phân hữu cơ sẽ quyết định đến chất lượng và năng suất rau quả. Tuy nhiên phân hữu cơ phải được ủ hoai theo quy trình khoa học, không mang các mầm bệnh. Nơi ủ phân cần xa nguồn nước, xa nơi trồng cây. Hết sức cảnh giác với phân hữu cơ có nguồn gốc từ rác thải vì thường có nhiều vi khuẩn như E. coli (gây bệnh tiêu chảy), Samonella (gây bệnh thương hàn) và kim loại nặng.

Ngoài ra theo TS Trần Thị Ba, Khoa Sinh học Nông nghiệp ứng dụng, Trường ĐH Cần Thơ, việc bón phân vô cơ NPK cân đối sẽ có tác dụng giảm hàm lượng tích lũy nitrat, nâng cao chất lượng rau quả. Với dưa hấu, bầu bí sử dụng phân cân đối sẽ làm cho quả chắc hơn, vỏ dày hơn nên chẳng những dưa ngọt hơn, mà còn được bảo quản lâu hơn. Kali cũng sẽ ức chế tốt pha sinh trưởng làm cho cây dễ đậu quả; Với ớt và những cây họ cà cũng cần nhiều K mới hạn chế được nứt trái, thối trái trong mùa mưa.

Ngoài K, vôi cũng đóng một vai trò quan trọng. Vôi cần phải được bón lót trước khi trồng, nếu trồng dưa hấu, dưa leo, đậu đũa… trên nền đất lúa phải sử dụng 50-100 kg vôi/1.000 m2, nếu trồng ớt phải bón 150-200 kg vôi. Công thức phân dùng cho rau ăn lá thông thường NPK: 1,2 – 1 - 0,8, với cà chua thường là NPK: 1 – 1 – 1,5. Với cây rau lấy củ thì cần tăng tỷ lệ lân lên cao hơn. Ngoài ra nếu thiếu Bo cũng sẽ làm cho rau quả nhanh bị thối.

III. BÓN PHÂN ĐẦU TRÂU CHO DƯA HẤU

Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.

Liều lượng phân bón chung: Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ 1.000 kg/ha. Vôi bột 1.000 kg/ha. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu 1.000-1.200 kg/ha.

 Bón lót: Toàn bộ 1 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1 tấn vôi bột và 500kg phân Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc bảo vệ thưc vật như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế…Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đục lỗ, gieo hạt.

 Bón thúc: Lần 1 (12-15 ngày sau khi trồng) 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha; lần 2 (20-22 ngày sau khi trồng): 150-200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha; thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200-300kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Chú ý: Khi bón phân cho những lần bón thúc có thể dùng một vật nhọn đâm xuyên thủng làm thủng bạt khoảng giữa 2 gốc dưa rồi rải phân xuống hốc. Hoặc bơm nước vào các rãnh, giữ nước lại, rồi rải phân xuống các rãnh. Đây là biện pháp tưới thấm, tuy nhiên nên bổ sung thêm lượng phân từ 20-30%.

Ngoài ra còn kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 005 giai đoạn cây con giúp cây phát rễ nhanh, thân lá mau bò; Đầu Trâu 007 giai đoạn sắp ra hoa giúp cây ra hoa đồng loạt; Đầu Trâu 009 giúp trái to, vị ngọt, tồn trữ, bảo quản tốt, vận chuyển xa dễ dàng; liều lượng mỗi loại 01 gói (10mg) pha cho bình 08 lít nước, phun đều trên khắp mặt lá - phun định kỳ 5-7 ngày/lần cho đến khi trước thu hoạch 10 ngày. 

NHẮN BẠN: 0949518557 đạt giải nhất (2 bao phân NPK Agrotain + TE); 01234879285 và 012348799659 giải nhì (1 bao phân Đạm hạt vàng 46A+) liên hệ BTC nhận thưởng. Đón xem chuyên đề kỳ tới “Sản xuất lúa theo GAP” trực tiếp trên CVTV1 từ 20 giờ ngày 17/10/2010.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.