| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Hữu Nghị cho cây ớt khỏe mạnh

Thứ Tư 04/12/2013 , 10:09 (GMT+7)

Cây ớt tuy dễ trồng nhưng rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại, chỉ cần sơ ý để ớt nhiễm bệnh không phòng trừ kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại năng suất rất lớn.

Cây ớt tuy dễ trồng nhưng rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại, chỉ cần sơ ý để ớt nhiễm bệnh không phòng trừ kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại năng suất rất lớn.

Làm thế nào để cây khỏe, sạch sâu bệnh, năng suất chất lượng cao luôn là mong muốn của nhiều nhà nông. Kỹ sư của Cty Phân bón Hữu Nghị xin hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc và bón phân cân đối để phòng bệnh cho cây ớt ngay từ lúc đầu.

1. Làm đất, trồng: Ớt là cây chịu úng kém nên phải lên luống cao, khoảng 20 - 30 cm, rộng 1 - 1,2 m (hàng đôi), rãnh rộng 30 - 40 cm, cây cách cây khoảng 40 - 45 cm, hàng cách hàng khoảng 60 cm.

2. Bón phân cho ớt:

- Bón lót: Cứ 500 m2 thì bón lót sâu theo rạch với lượng 7 - 8 tạ phân chuồng ủ hoai mục, 15 - 20 kg vôi bột cùng với 4 - 7 kg NPK cao cấp Hữu Nghị 13.13.13 + TE. Nếu có điều kiện có thể dùng màng nilon che phủ mặt luống trồng để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại, giảm thất thoát phân bón và nước tưới.

- Tưới nhử:  Sau trồng 5 - 7 ngày, khi thấy cây tươi trở lại, bắt đầu bén rễ tiến hành tưới nhử. Pha 30 - 50g NPK cao cấp Hữu Nghị 13.13.13 + TE trong 20 lít nước tưới đều quanh gốc cây.

- Bón thúc lần 1:  Khoảng 20 - 25 ngày sau trồng khi cây bắt đầu phân cành. Bón từ 8 - 10 kg NPK cao cấp Hữu Nghị 13.13.13 + TE/500 m2.

- Bón thúc lần 2:  Khi cây có hoa rộ, quả non. Lượng bón cũng 8 - 10 kg NPK cao cấp Hữu Nghị 13.13.13 + TE/ sào 500 m2. Cần chú ý kết hợp xới đất làm cỏ và vun gốc trong mỗi lần bón phân.

- Tưới thúc phân lần 3 khi cây bắt đầu cho thu quả (sau lần thu hái đầu tiên) và tưới thúc lần 4 vào lúc thu hoạch rộ. Mỗi lần tưới khoảng 8-10 kg NPK cao cấp Hữu Nghị 13.13.13 + TE /500 m2. Cách tưới: pha 40 - 50 g phân trong 10 - 20 lít nước tưới đều quanh gốc cây. Nếu chăm sóc tốt ở thời kỳ kinh doanh cây ớt có thể kéo dài thời gian thu hoạch tới hơn 2 tháng.

3. Chăm sóc:

Cần giữ ẩm cho cây ớt. Nếu ruộng ớt thường xuyên gặp khô hạn thì tưới rãnh là phương pháp tốt nhất. Khi cây phân cành, cần tiến hành tỉa bỏ cành lá dưới điểm phân cành đầu tiên tạo sự thông thoáng cho cây, nên tiến hành tỉa cành lúc trời nắng ráo. Đóng cọc làm giàn giúp cây không bị đổ gãy, tránh nhiễm sâu bệnh.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ lá già, lá sâu bệnh, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loài dịch hại có như vậy mới đảm bảo cho cây sinh trưởng khỏe kháng được sâu bệnh và cho năng suất chất lượng cao.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất