| Hotline: 0983.970.780

Bón phân, tưới nước cho tỏi vụ đông

Thứ Năm 16/11/2017 , 09:30 (GMT+7)

Tỏi cần độ ẩm 70 - 80% giai đoạn phát triển thân lá nhưng giai đoạn củ lớn nhu cầu nước giảm (60% là thích hợp). Vì thế không nên tưới thừa nước giai đoạn củ phát triển...

Hỏi: Tôi trồng 1ha tỏi vụ đông để cung cấp nguyên liệu cho công ty. Xin cho biết bón phân và tưới nước như thế nào cho tỏi phát triển tốt để có năng suất cao?

Trả lời: Trước tiên bác cần tham khảo lượng phân bón tính cho 1 sào Bắc Bộ khoảng 5 - 7 tạ phân chuồng hoai mục + 10-11kg urê + 18-20kg supe lân + 8-9,5kg kali sun phát (với tỏi nên sử dụng kali sunphat bón sẽ tốt hơn vì có lưu huỳnh cây phát triển tốt, phẩm chất cao).

Phân chuồng và phân lân bón lót 100% + 2kg urê + 1,5kg kali.

Thúc cho tỏi nên chia thành 4 lần:

- Lần 1 (20-25 ngày sau trồng): Thúc 2,5kg urê + 1,5kg kali.

- Lần 2 (30-15 ngày sau trồng): Bón 2,5kg urê + 1,5kg kali.

- Lần 3 (040-45 ngày sau trồng): Bón 2kg urê + 2 g kali.

- Lần 4 (55-60 ngày sau trồng): Thúc 1,5kg urê + 2,5kg kali.

Ngoài ra có thể sử dụng một số loại phân bón qua lá hoặc vi lượng nếu cần thiết. Nếu sử dụng phân bón tổng hợp thay thế thì cần quy đổi ra lượng phân tương ứng phân đơn.

* Lưu ý: Phân hữu cơ chỉ dùng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây.

Bón phân khi đất đủ ẩm, bón vào chiều mát, không nên bón phân khi nhiệt độ thấp hoặc mưa lớn.

Giai đoạn củ đã phình to không nên bón thừa đạm sẽ làm giảm chất lượng củ sau này và khó để giống.

Tỏi cần độ ẩm 70 - 80% giai đoạn phát triển thân lá nhưng giai đoạn củ lớn nhu cầu nước giảm (60% là thích hợp). Vì thế không nên tưới thừa nước giai đoạn củ phát triển sẽ làm cây dễ nhiễm bệnh ảnh hưởng đến bảo quản đặc biệt là không được để tỏi bị ngập úng.


Hỏi: Tỏi trồng vụ đông thường hay bị sâu bệnh gì gây hại? Cách phòng trừ như thế nào để đạt hiệu quả?

Trả lời: Tỏi trồng vụ đông thường hay bị bệnh hại là chính như đốm lá, lở cổ rễ, sương mai, thối nhũn...

Các nhóm thuốc có hiệu quả trị bệnh là: Nhóm thuốc có hoạt chất Polyxin complex hoặc Prochlorax (trừ bệnh đốm lá); Propinep, Pencycuron, Validamycin(trừ bệnh lở cổ rễ); Zineb hoặc Mancozeb + Metalaxyl hay Iprovalicard + Propineb (trừ nấm sương mai); Các hoạt chất kháng sinh như Kasugamycin, Ningnanmycin hay Eugenol phòng bệnh thối nhũn.

Khi tỏi phát triển thân lá rậm rạp gặp thời tiết khô hanh cây thường bị rệp muội gây hại nên sử dụng thuốc trừ sâu chích hút phun trừ.


Hỏi: Đề nghị chuyên gia cho biết làm cách nào hạn chế bệnh thối hạch trên cây xà lách?

Trả lời: Cùng với bệnh thối nhũn, bệnh chết cây con, ruồi đục lá, sâu ăn tạp… thì bệnh thối hạch cũng là một dịch hại khá phổ biến trên nhiều loại cây rau màu ở nước ta hiện nay (trong đó có cây xà lách, rau diệp), nhất là vào mùa mưa ẩm ươt. Bệnh do nấm Sclerotinia sclerotirum gây ra. Do có khá nhiều ký chủ nên việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn.

Bệnh có thể tấn công cây xà lách trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, nấm bệnh thường tấn công ở phần gốc thân sát mặt đất của cây, sau đó phát triển dần và thối nhũn, làm cho cây gãy gục rồi chết, gây thất thu rất lớn cho nhà vườn.

Để hạn chế tác hại của bệnh, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

- Thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây xà lách sau khi thu hoạch để hạn chế bênh lây lan cho vụ sau.

- Làm luống cao, đào rãnh thoát nước, để vườn không bị đọng nước mỗi khi có mưa

- Không nên trồng qua dầy, nhất là những vụ trồng trong mùa mưa.

- Sử dụng cây giống khỏe, sạch bệnh và tránh trồng khi trời đang mưa to.

- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, không bón quá nhiều đạm, tăng lượng phân chuồng đã được ủ hoai mục có trộn thêm chế phẩm Trichoderma.

- Những ruộng vụ trước đã bị bệnh hại nhiều, khi làm đất nên bón thêm vôi bột để tăng độ pH và khử trùng đất.

- Nếu ruộng thường bị bệnh gây hại nặng, nên luân canh một vài vụ với cây trồng nước.

- Kiểm tra ruộng rau thường xuyên (nhất là vào mùa mua) để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Biodazim 500SC, Carbenzim 500FL, Linacin 40SL, Aliette 80WP, Ridomil 68WP, Carben 50 WP, Carbenda supper 50 SC, Cavil 50SC, Vicarben 50WP, Benvil 50 SC…

Về liều lượng và cách sử dụng, có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc. Khi sử dụng chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm