| Hotline: 0983.970.780

Bột Đồng Tháp còn chỗ đứng

Thứ Tư 30/07/2014 , 10:34 (GMT+7)

Tuy có lúc lúa gạo tiêu thụ chậm, giảm giá, nhưng hàng trăm hộ dân bền bỉ với nghề làm bột ở huyện Châu Thành và TP Sa Đéc (Đồng Tháp) vẫn làm ăn có lãi.

Sản phẩm đa dạng làm từ bột nên rất hút hàng...

Ông Bùi Hữu Lộc, chủ DN chế biến bột Lộc Sánh ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành nói: "1 kg tấm giá 6.500 đồng xay được 700 gr bột khô, bán giá 12.500 đồng. Bột là nguyên liệu chế biến phở, hủ tiếu, bún, các loại bánh và thực phẩm khác.

Nước cặn từ bột dùng làm thức ăn chăn nuôi heo. 1 hộ SX bình quân 500 kg đến 1 tấn tấm nguyên liệu đạt 350 - 700 kg bột/ngày sẽ có lượng nước cặn bột đủ nuôi đàn heo 50 con. Sau 4 tháng xuất chuồng với giá bán khoảng 5 triệu đồng/tạ heo hơi, 1 năm thu về hơn nửa tỷ đồng".

DN Lộc Sánh liên kết với hơn 300 hộ làm nghề xay bột, đây là các cơ sở vệ tinh cung ứng ra thị trường khoảng 70 tấn bột thành phẩm/tháng, trong đó sản phẩm bột nếp chiếm 30% để chế biến chè trôi nước, bánh dẻo, bánh ít…

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Lê Minh Hoan: “Đồng Tháp có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng hoa, làng xay xát chế biến lúa gạo, làng làm bột… Nguồn lực đó cần khơi dậy, tiếp tục mở hướng phát triển. Hiện đang là thời kỳ của những sản phẩm sau gạo nên cần có sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và các nhà khoa học nhằm tháo gỡ khó khăn cho nghề làm bột; đồng thời xây dựng lộ trình, thương hiệu, quảng bá mạnh mẽ hơn nữa cho sản phẩm quê mình”.

Các xã Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành) có 440 hộ làm bột, chăn nuôi heo. Bên cạnh đó là TP Sa Đéc có truyền thống trên 100 năm làm bột gạo, hiện còn 354 hộ giữ nghề ở phường 2 và các xã Tân Quy Tây, Tân Phú Đông đã tạo việc làm tại chỗ cho trên 1.000 lao động.

Ông Nguyễn Văn Nương, chủ cơ sở SX bột ở phường 2, TP Sa Đéc cho biết: "Nghề làm bột đã cải tiến nhiều loại máy móc thiết bị mới thay thế dần những dụng cụ thô sơ. Việc vo gạo, xay bột bằng tay đã thay bằng máy giúp năng suất lao động tăng gấp 4 - 5 lần, chất lượng sản phẩm bột nâng cao, hợp vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng ưa chuộng".

Trước yêu cầu chế biến nhiều loại sản phẩm mới, tiện dụng đáp ứng nhu cầu thị trường, các làng bột đã hình thành mối liên kết giữa các cơ sở SX, cung ứng bột nguyên liệu cho DN chế biến thực phẩm như Cty CP Thực phẩm Bích Chi; Cty CP XNK Sa Giang; Cty TNHH SX thương mại Hòa Hưng.

Các DN này có công nghệ chế biến thực phẩm, SX ra nhiều sản phẩm mới như hủ tiếu ăn liền, bún khô, bánh phở, bánh canh… được tiêu thụ mạnh trên khắp thị trường các tỉnh phía Nam và XK sang nhiều nước.

12-05-35_sn-phm-tu-bot-che-bien-r-hng-chuc-loi-bnh-dn-gin-nh-hd
Bột được chế biến thành bánh dân gian

Đồng Tháp là một trong những tỉnh có ưu thế SX lúa gạo lớn ở ĐBSCL. Riêng TP Sa Đéc đã hình thành cụm xay xát lúa gạo. Những năm gần đây các huyện gần TP Sa Đéc chuyên SX giống lúa IR 50404, Hàm Châu, OM 576… cho năng suất cao, giàu tinh bột tạo nguồn nguyên liệu gạo tấm dồi dào cung ứng cho các làng nghề làm bột.

 Dân làng bột Sa Đéc tự hào sinh sống bao đời bên dòng sông êm đềm, nước ngọt quanh năm và nhờ đó bột gạo trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương.

Dù vậy, làng bột Sa Đéc có những lúc thăng trầm. Năm 2005 nơi đây vào thời cực thịnh, với trên 935 hộ làm bột và nuôi heo. Gần đây số hộ SX bột giảm dần, chỉ còn 354 hộ.

Nguyên nhân do giá bột thấp, chưa tìm được thị trường ổn định, chưa có thương hiệu sản phẩm, giá tấm gạo nguyên liệu đầu vào không ổn định, thiếu vốn tái đầu tư công nghệ mới. Vì vậy sản lượng bột dù có tăng nhưng không đáng kể so với nhu cầu của thị trường.

Ông Bùi Hữu Lộc nhận định, thị trường bột tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc đang có dấu hiệu tiêu thụ tăng lên. Tham khảo thị trường Hoa Kỳ thì các loại sản phẩm chế biến từ bột của Việt Nam chưa có đối thủ. Tôi dự định đầu tư vào thị trường mới này”.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất