| Hotline: 0983.970.780

Bù Đốp tiếp tục thiệt hại nặng do lốc xoáy

Chủ Nhật 10/09/2017 , 20:36 (GMT+7)

Đêm ngày 9, rạng sang 10/9 trên địa bàn huyện Bù Đốp (Bình Phước) một trận mưa lớn kèm với lốc xoáy đã khiến nhiều diện tích tiêu của người dân xã Tân Thành huyện Bù Đốp và cao su của Trung đoàn 717 (Binh đoàn 16) gẫy đổ hoàn toàn. 

Nghiêm trọng hơn, khi tiêu và cao su đang trong thời kì thu hoạch khiến nhiều kì vọng về mùa vụ mới của người dân bỗng tiêu tan.

18-51-34_nh_1
Cổng chào ấp Tân Hội bị gió lốc quật ngã đang được sửa chữa

Có mặt tại hiện trường lốc xoáy thuộc khu vực ấp Tân Hội và Tân Phong xã Tân Thành huyện Bù Đốp, dọc các con đường đất đỏ là cảnh tượng hoang tàn với hàng ngàn trụ tiêu từ 1 đến 10 năm tuổi nằm bình địa dưới đất, nhiều đoạn thuộc khu vực trồng cao su thì không thề đi được do cao su ngã chắn ngang đường. Đã giữa trưa nhiều người dân vẫn miệt mài vác trụ gỗ, đào lỗ chôn trụ và dựng lại trụ tiêu, dọn sạch đường để xe cộ đi lại.

Anh Trần Quốc Trường (SN 1981, ấp Tân Hội xã Tân Thành) là một trong những gia đình bị thiệt hại nặng nề nhất với 1.200 trụ tiêu 4 năm tuổi bị gió lùa gẫy đổ sập hoàn toàn cho biết, “Gia đình tôi vay ngân hàng trên 200 triệu đồng để đầu tư trồng tiêu, chăm sóc hơn 4 năm qua. Trong lúc tiêu đang chuẩn bị cho thu hoạch thì chỉ vài giờ cơn lốc xoáy đi qua đã quét sạch toàn bộ tài sản gia đình tích góp được. Ngoài ra, việc khắc phục trụ tiêu gãy đổ của gia đình gặp muôn vàng khó khăn do không tìm mua được trụ tiêu để thây thế, nếu có cũng rất tốn kém, dự kiến để khắc phục nhà vườn phải tốn từ 25 - 30 triệu đồng để mua trụ tiêu mới, thay thế cho các trụ bị gió lốc quật ngã”.

18-51-34_nh_2
Cao su đổ vào nhà dân

Không chỉ gây gẫy đổ các trụ tiêu, lốc xoáy còn làm gẫy đổ nhiều diện tích cây cao su trên địa bàn, tâm điểm là hơn 5 ha cây cao su của Trung đoàn 717 thuộc Binh đoàn 16 bị gẫy đỗ nằm rải rác theo luồng gió lốc. Ước tính, diện tích cao su bị lốc xoáy làm gẫy đỗ, thiệt hại trên 150 triệu đồng/ha. 

Ông Lê Xuân Đài - đội trưởng đội 5 cao su Trung đoàn 717 binh đoàn 16 cho biết, “Khoảng 21 giờ đến 21 giờ 30 phút ngày 9/9, tại xã Tân Thành có 1 trận mưa giông và kèm theo lốc xoáy gây ảnh hưởng nặng đến đơn vị đội 5 trung đoàn 717 và người dân trong xã. Đối với đơn vị, vườn cây cao su vườn cây được trồng từ năm 2002 bị thiệt hại trên 500 cây, còn đối với bà con nhân dân bị thiệt hại khoảng 4.000 nọc tiêu. Ngay sau khi lốc xoáy xảy ra các chiến sỹ thuộc ban chỉ huy quân sự xã Tân Thành, đoàn thanh niên xã Tân Thành đã xuống ngay địa bàn để thống kê thiệt hại và cùng nhân dân tích cực khắc phục thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho bà con, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống”.

18-51-34_nh_3
BCH quân sự cùng đoàn viên thanh niên xã hỗ trợ người dân dựng lại tiêu sau lốc

Theo số liệu thống của Phòng Nông nghiệp huyện Bù Đốp từ tháng 3 đến nay, trên địa bàn huyện Bù Đốp đã xảy ra 3 vụ lốc loáy làm hơn 10.000 nọc tiêu và nhiều diện tích cây trồng khác như điều, cao su bị đổ gãy, nhiều nhà bị tốc mái, nhiều khu vực bị ngập úng làm người dân thiệt hại nhiều tỷ đồng. Riêng vụ này hiện UBND huyện Bù Đốp đang tiến hành thống kê cụ thể mức thiệt hại để có hướng hỗ trợ người dân.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm