| Hotline: 0983.970.780

Bụng to và "bệnh" hội chứng chuyển hóa

Thứ Tư 14/12/2011 , 14:21 (GMT+7)

Các chuyên gia y tế đã tổng kết rằng, những người có bụng to thường bị hội chứng chuyển hóa...

Các chuyên gia y tế đã tổng kết rằng, những người có bụng to thường bị hội chứng chuyển hóa, một hội chứng bao gồm nhiều căn bệnh như huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, tiểu đường, thừa mỡ xung quanh vùng bụng…

Những người bị hội chứng này thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường… Muốn giảm các nguy cơ này, theo các chuyên gia, cần phải thay đổi lối sống chứ không phải chỉ uống thuốc là đủ.

Các triệu chứng tiêu biểu

- Béo phì, đặc biệt là vùng xung quanh bụng.

- Huyết áp cao.

- Lượng chất béo triglycerides trong máu cao, trong khi lượng HDL (cholesterol tốt) lại thấp.

- Cơ thể kháng lại insulin, một chất giúp đường vào bên trong tế bào để giữ mức đường trong máu bình thường.

Nếu ai đã có một trong những triệu chứng trên thì sẽ rất dễ bị các triệu chứng còn lại. Càng có nhiều triệu chứng kể trên thì sức khỏe càng bị đe dọa. Nguyên nhân của hội chứng chuyển hóa hiện vẫn chưa được hiểu rõ lắm. Có giả thuyết cho rằng, đó là do một tình trạng có tên là “kháng insulin”, khiến cho đường không vào bên trong các tế bào được. Kết quả là cơ thể sẽ buộc phải tiết thêm insulin, và như vậy là cả mức đường và mức insulin trong máu đều cao.

Mức đường cao này mặc dù chưa hẳn là bệnh tiểu đường, nhưng cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của cơ thể. Lượng insulin cao làm tăng lượng chất béo trilycerides và các chất béo khác, đồng thời làm cho hoạt động của thận không được tốt và dẫn đến huyết áp cao. Tất cả những hiện tượng này sẽ dẫn đến bệnh tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường và nhiều bệnh khác.

Vậy tại sao chúng ta bị chứng kháng insulin? Có lẽ do nhiều nguyên nhân như di truyền và các yếu tố môi trường. Đặc biệt, béo phì và không vận động được coi là những yếu tố chính.

Các yếu tố làm tăng hội chứng chuyển hóa

*Tuổi tác: Tuổi tác càng lớn nguy cơ càng cao. Tỷ lệ bị hội chứng chuyển hóa chỉ là 10% trong số những người ở độ tuổi 20, nhưng ở độ tuổi 60 thì tỷ lệ này là 40%. Thậm chí, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, cứ 8 trẻ em Mỹ thì một em bị ít nhất 1 trong 3 triệu chứng của hội chứng này. Ngoài ra, còn có mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa ở trẻ em với bệnh tim mạch khi chúng lớn lên.

*Chủng tộc: Những người gốc châu Á và những người gốc Mêhicô thường có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn bình thường.

*Béo phì: Chỉ số khối cơ thể BMI là tỷ lệ lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và trọng lượng. Hiện nay, BMI được dùng để tính toán mức độ béo phì. Nếu người nào có chỉ số này lớn hơn 25 thì dễ bị bệnh hơn. Nếu có vòng bụng quá lớn cũng dễ bị bệnh hơn.

*Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường: Nếu trong gia đình bạn đã có người bị bệnh tiểu đường typ 2 hoặc bị tiểu đường khi mang thai, bạn rất dễ bị hội chứng này.

*Mắc những bệnh khác: Nếu bạn đã từng bị huyết áp cao, tim mạch hay bệnh hội chứng buồng trứng đa nang, thì bạn cũng dễ bị mắc hội chứng chuyển hóa.

Chính vì vậy, một khi đã bị một trong những triệu chứng kể trên của hội chứng chuyển hóa, nên đi khám bệnh ngay để xác định bệnh nhằm chữa trị kịp thời.

Xác định bệnh

Một người được coi là bị hội chứng chuyển hóa nếu có ba hay hơn các triệu chứng sau:

- Có vòng bụng to hơn 35 inch (1 inch= 2,45 cm) đối với phụ nữ và hơn 40 inch đối với đàn ông. Nếu bạn đã có một trong những nguy cơ bị bệnh, như trong gia đình có người bị tiểu đường, gốc Á…, thì giới hạn vòng bụng là từ 31 tới 35 inch cho phụ nữ và từ 37 đến 40 cho đàn ông.

- Tỷ lệ chất béo triglycerides cao hơn 150 mg/dl hoặc đang chữa trị chứng triglycerides cao.

- Tỷ lệ HDL (cholesterol tốt) thấp hơn 130 và huyết áp tâm trương cao 85, hoặc đang chữa bệnh huyết áp cao.

- Mức đường trong máu cao hơn 100 mg/dl hoặc đang chữa bệnh đường cao trong máu.

Phòng và chữa bệnh

 Thuốc rất cần nhưng cũng chỉ góp một phần vào việc giảm bệnh. Điều quan trọng hơn là cần thay đổi lối sống một cách toàn diện.

- Hãy tập thể dục, vận động cơ thể, ít nhất 30- 60 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ nhanh, bơi…

- Giảm cân. Chỉ cần giảm từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể cũng đủ để làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường…

- Ăn uống hợp lý. Nên giảm ăn mỡ động vật vì có chứa nhiều axit béo chuyển hóa có hại. Hãy ăn nhiều rau quả tươi, cá, ngũ cốc thô…

- Không hút thuốc lá.

- Nên thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể, lượng đường, cholesterol, huyết áp… cũng có thể dùng thuốc để làm giảm huyết áp, giảm cholesterol, giảm cân, thuốc giúp insulin có hiệu quả, aspirin làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.