| Hotline: 0983.970.780

Buôn cây

Thứ Tư 23/10/2013 , 10:40 (GMT+7)

Giờ này ba năm trước nói đến gia đình Phượng, Hoàng thì gần như cả cái thành phố nhỏ vừa mới được “đôn” lên từ thị xã quê nhà ai cũng biết tiếng, do khi ấy kinh tế gia đình họ còn đang lên như diều gặp gió.

Giờ này ba năm trước nói đến gia đình Phượng, Hoàng thì gần như cả cái thành phố nhỏ vừa mới được “đôn” lên từ thị xã quê nhà ai cũng biết tiếng, do khi ấy kinh tế gia đình họ còn đang lên như diều gặp gió.

 Lúc đó, vợ chồng họ đương là chủ vựa cây cảnh lớn nhất nhì tỉnh, nơi mà kinh tế chủ đạo là cây lúa. Trong cái vườn rộng như công viên của họ có cơ man là cây cảnh, cây nào cấy nấy là cả đống tiền. Không ít cây có giá lên tới vài trăm triệu đến hàng tỉ bạc.

Căn biệt thự của họ mới xây dựng ba tầng lầu trên khuôn viên cả ngàn mét vuông mà lúc nào cũng như chật chội vì ngoài mấy chục người làm công, lại còn luôn nườm nượp khách vào ra mua bán, trao đổi. Doanh nghiệp Phượng Hoàng mấy năm liền được trao danh hiệu điển hình tiên tiến, làm kinh tế giỏi của địa phương, là mô hình cho nhiều nơi đến học hỏi kinh nghiệm…

Khi đó cây cảnh họ mua về cây nào cây ấy long lanh, đủ loại từ các loại cây bình dân như sanh, si, đa, ruối đến những cây cao cấp như cần thăng, mai chiếu thủy, thậm chí cả các cây nhập từ nước ngoài như anh đào, ngũ sắc với đa dạng kiểu, dáng như dáng trực, long dáng, bạt phong…

Đội ngũ thợ uốn tỉa, chăm sóc cây tới cả chục người, được trả lương cao ngất ngưởng tới một vài chục triệu mỗi tháng. Mức lương khủng ấy khi đó không chỉ được xem là phá giá thị trường lao động ở tỉnh lúa quê nhà, mà nhiều người làm cho các công ty lớn tại các đô thị khác cũng mơ ước.

Họ có đủ tiền trả công cho đội ngũ thợ cây như vậy cũng đúng thôi, vì các loại cây họ nhập về tuần trước thì tuần sau qua tay đám thợ này “tân trang, nâng cấp” lập tức sẽ được các tay cò cây thổi giá lên thêm vài chục đến cả trăm triệu nữa là chuyện thường.

Cây cảnh họ không chỉ bán cho các khách hàng trong nước mà còn chủ yếu xuất khẩu qua bên kia biên giới. Thời hoàng kim đó, câu chúc có tính phóng đại mà mọi người vẫn dùng vào dịp tết là “tiền vào như nước sông Đà” quả cũng không ngoa với gia đình họ.

Anh trai của Phượng là tiến sỹ Hà Quang, cả hai vợ chồng cùng là giảng viên đại học ở Hà Nội. Họ giành dụm tiền lương và làm thêm gần hai chục năm cũng được hơn năm trăm triệu, đang tính mua cái “xế hộp” để mỗi khi về quê đỡ phải vất vả, thì Hoàng, em rể Hà Quang bảo:

- Anh chị cứ đưa tiền đây cho tụi em, chỉ một thời gian sau đảm bảo anh chị sẽ có thể mua hai, ba cái xe như thế.

Hà Quang bàn với vợ và thống nhất đưa tiền ấy cho vợ chồng Phượng Hoàng buôn cây. Quả thật chỉ sau mấy tháng, đến dịp tết về quê, Hoàng hỉ hả thông báo với anh chị:

- Bọn em vừa bán mấy cây mà các bác có cổ phần được lãi gấp đôi, bây giờ số tiền của các bác có đã là hai “con” ô tô rồi đấy.

Vợ chồng Hà Quang thấy thế thì ham, nên lại để tiền cho hai em kinh doanh tiếp…

Đang lúc làm ăn tấn tới, nên doanh nghiệp tư nhân Phượng Hoàng dễ dàng có các quan hệ với các giới có máu mặt ở trong và ngoài tỉnh. Ai ai cũng ủng hộ họ, đúng như là có “quý nhân phù trợ”.

Tài chính của họ mạnh, thanh toán đúng hạn. Phượng có qui định cho phòng kế toán, có lô nào đến hạn thanh toán hôm sau thì hôm trước đã phải chuyển tiền cho chủ nợ, nhân viên nào làm sai sẽ bị phạt lương. Đối tác chưa phải nhắc nợ doanh nghiệp của họ bao giờ. Vì thế ngân hàng nào cũng muốn đến cho họ vay tiền. Các đối tác bán hàng cũng sẵn sàng cho nợ với số lượng lớn mà không phải băn khoăn.

Doanh nghiệp làm ăn đang phát đạt, vườn cây cứ vơi đi một ít lại được nhập vào đầy ngay, cây sau nhập vào sẽ có các thế độc hơn, giá cao hơn các cây trước… Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh ngày một hối thúc, đồng nghĩa với việc họ phải vay vốn ngân hàng nhiều hơn.

Khi số vốn vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng một số cá nhân lên đến trên ba chục tỉ thì lúc đó thị trường cây cảnh rơi vào vòng xoáy ảm đạm. Nhiều cây tiền vài trăm triệu đến hàng tỉ ban đầu rớt giá còn một nửa, rồi một phần tư, một phần năm mà năm thì, mười họa mới có khách đến mặc cả giá rồi đi chứ không trở lại.

Đối tác bên kia biên giới cũng tuyên bố không có nhu cầu nhập cây nữa. Sau một thời gian, tiền trả cho đội ngũ chăm cây cũng không có, khiến cây mọc tự do, phá dáng, có cây héo quơ héo quắt. Vựa cây trị giá nhiều chục tỉ đồng của họ bỗng chốc có nguy cơ hóa củi.

Lúc này đây, vợ chồng họ vẫn nổi tiếng ở thành phố nhỏ quê nhà, nhưng nổi tiếng về vụ vỡ nợ to nhất nhì nơi đây. Hai vợ chồng vì sức ép thúc nợ của các nơi quá gắt gao nên đã bỏ xứ đi đâu không biết. Con cái họ đang theo học các trường quốc tế ở Thủ đô, nay phải gửi về quê với ông bà nội học trường làng…

Cơn khát vọng làm giàu bỗng chốc tan biến thành mây khói.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm