| Hotline: 0983.970.780

Bươn chải cùng nông dân

Thứ Sáu 14/11/2014 , 10:09 (GMT+7)

Thương hiệu SSC của Cty CP Giống cây trồng miền Nam đã trở nên thân thiết với nông dân cả nước.

* Chính nông dân sẽ nuôi hoặc "giết chết" DN giống

Với các sản phẩm cây giống mũi nhọn như lúa lai, bắp, rau, hoa… SSC luôn trong TOP 3 DN nội địa cung ứng giống cây trồng lớn nhất.

Giống tốt

Cách đây 20 năm, khi những hạt giống ngô lai lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam thì SSC đã đi tiên phong trong việc chuyển giao KHCN hạt giống lai đến với nhà nông cả nước. Vào thời kỳ đó, bà con hầu như ai cũng nghe đến SSC với thương hiệu hạt giống ngô lai nổi tiếng “LVN10 - Lê Văn Sỹ” (trụ sở Cty ở đường Lê Văn Sỹ, TP.HCM).

Với tinh thần khích lệ, động viên to lớn ấy, SSC luôn nỗ lực trong việc tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng nông dân.

Tại TP.HCM, thực hiện Quyết định 13/2013/QĐ-UBND của UBND TP, SSC đang mở rộng diện tích SX hạt giống bắp lai F1 tại các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi… Theo đó, giống bắp lai mà SSC đưa ra SX cho năng suất cao, đem lại lợi nhuận cao hơn so vơi trồng lúa và hoa màu khác.

Trên địa bàn xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi có khoảng 900 ha đất trồng lúa, bắp. Hiện xã đã vận động bà con chuyển đổi 80% diện tích độc canh cây lúa sang 1 vụ lúa + 1 vụ bắp lai. Qua đó, giảm giá thành SX, gia tăng lợi nhuận cho nông dân.

Vụ bắp năm 2014 này trúng mùa, được giá, nên nguồn thu ngân sách tăng, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu, cùng nhau xây dựng và phát triển nông thôn mới.

 Một lãnh đạo xã Trung Lập Thượng chia sẻ: “Xã được SSC hỗ trợ hạt giống, kỹ thuật, vật tư cũng như chi phí trồng bắp. Bà con ngày càng có cơ hội tiếp thu kỹ thuật cao cũng như tuân thủ đúng quy trình trồng, chăm sóc nên cây bắp đạt năng suất cao. Từ khi chuyển đổi sang trồng bắp, có hộ đạt năng suất từ 8,5 - 10 tấn/ha”.

Gia đình ông Phan Văn Minh, ấp Lào Táo Thượng, xã Trung Lập Thượng trước đây thường trồng mỗi năm hai vụ lúa, song kinh tế vẫn cứ bấp bênh, cái nghèo đói đeo đuổi mãi không sao thoát ra được. Từ khi chuyển sang trồng một vụ lúa, một vụ bắp, ông Minh đã thoát nghèo, sửa chữa được nhà cửa, mua sắm nhiều đồ đạc có giá trị.

Tại 1 xã khác ở Củ Chi là Phước Thạnh, bà con cũng đang chuyển đổi từ trồng lúa và đậu phộng sang trồng bắp lai, trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa. Việc chuyển đổi giống cây trồng trên địa bàn xã rất thuận lợi, nhờ được SSC cung cấp giống, kỹ thuật, hỗ trợ chi phí ban đầu, bao tiêu sản phẩm...

Tại tỉnh Trà Vinh, trước đây nông dân các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải… chưa tiếp cận được giống mới, TBKT nên chưa mở rộng diện tích trồng bắp. Một số mùa vụ, đất bị bỏ hoang. Kể từ khi SSC cùng nông dân chọn lựa và đưa cây bắp lai vào trồng, đời sống và thu nhập của bà con đã đổi khác.

Trước đây, nông dân Trà Vinh SX lúa với hình thức tự để giống lúa theo tập quán, phục vụ nhu cầu gia đình, không chú ý đến chất lượng. Khi tham gia dự án bắp giống, các hộ được SSC cấp giống bố mẹ, ứng trước vốn, hướng dẫn biện pháp canh tác và bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng liên kết 4 nhà.

Tại Trà Vinh, các giống bắp của SSC cung ứng so với canh tác lúa, cho thu nhập tăng 57,69%, lợi nhuận tăng 2,9 lần, tương ứng 12,885 triệu đồng/ha.

Phát triển vững chắc

Cùng với bắp lai, SSC có chiến lược mua bản quyền để tạo dựng bộ giống lúa (bao gồm cả lúa lai và lúa thuần) phục vụ cho định hướng xuất khẩu gạo mang thương hiệu Việt. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu những cây trồng khác như dưa hấu, mướp hương, cà chua, khổ qua, bí xanh, dưa leo... cũng đang được Cty tập trung đầu tư.

Thời gian gần đây lúa lai đang chững lại, lúa thuần "lên ngôi". Theo SSC, để tăng được năng suất, sản lượng và chất lượng lương thực của Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu vẫn cần phát triển lúa lai. Vì vậy, SSC luôn đi bằng cả "3 chân" là ngô - lúa - rau, không tập trung vào một mảng vì thiếu an toàn.

Năm 2013, SSC đã mua Trung tâm Nghiên cứu của East-West rộng 26 ha tại huyện Củ Chi. Tại đây Cty đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu rau hoa và đầu tư bài bản. Con đường đi này tuy xa nhưng mang tính căn bản. Khi có cơ sở vật chất rồi, SSC sẽ tiếp tục đầu tư con người. Bởi cuối cùng con người vẫn là yếu tố quyết định.
Không còn cách nào khác là DN phải tự tìm ra con đường đi cho riêng mình. Với SSC, con đường đó đang sáng dần.

SSC xác định phải cạnh tranh bằng chất lượng giống, không thể mở rộng thị trường bằng giống phổ thông, giống giá rẻ. Cơ cấu lý tưởng là sản phẩm thương mại phổ thông chỉ chiếm 30% doanh số, còn đóng góp 70% vào doanh thu của Cty phải là giống mang hàm lượng KH-CN.

Theo ông Hàng Phi Quang, Tổng Giám đốc SSC thì, nông dân là người tinh nhất. Họ chính là người sẽ nuôi hoặc “giết chết” DN giống. Vì vậy, phải chứng minh được giống mới tốt hơn, được nông dân chấp nhận thì mới có thể chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, để có một giống mới “ra lò” phải mất cả chục năm, với bao âm thầm, cực nhọc, vất vả và rủi ro cao. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Cty sẽ đạt doanh số 1.000 tỷ đồng, tức tương đương 50 triệu USD.

“Muốn đạt mục tiêu ấy, chúng tôi phải vươn lên bằng nội lực với sự trợ giúp tư vấn của các nhà khoa học hàng đầu tại các viện, trường. Trước mắt những sản phẩm SSC chưa nghiên cứu thành công, chúng tôi chấp nhận phân phối cho tập đoàn nước ngoài một khi sản phẩm đó mang lại lợi ích cho nông dân và được nông dân tin dùng.

Trong quá trình SSC đi “làm thuê” này, chúng tôi mới tìm ra điểm hay, dở của sản phẩm để rút kinh nghiệm nhằm thay đổi sản phẩm của Cty. Đây là quá trình tiếp cận để cạnh tranh chứ không phải bị ràng buộc và phụ thuộc”, ông Quang cho biết thêm.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.