| Hotline: 0983.970.780

Buông lỏng quản lý

Thứ Tư 09/10/2013 , 11:15 (GMT+7)

Hiện ĐBSCL chỉ có khoảng 10% lượng lúa giống được kiểm định chất lượng trước khi ra thị trường.

Hiện ĐBSCL chỉ có khoảng 10% lượng lúa giống được kiểm định chất lượng trước khi ra thị trường. Đó là nguồn giống gốc do các cơ quan nghiên cứu, trung tâm giống và một số DNSX được quản lý, còn lại là giống trôi nổi...

>> ĐBSCL ''loạn'' lúa giống

Ai kiểm tra?

Ông Huỳnh Hiệp Thành, GĐ Trung tâm Khuyến nông An Giang cho biết: Chương trình xã hội hóa công tác giống lúa của tỉnh rất thành công, với hơn 200 tổ SX cung ứng giống chất lượng cao. Hiện các tổ SX lúa giống hơn 5.000 ha, đảm bảo đủ nhu cầu của toàn tỉnh. Một số tổ, đội còn đứng ra SX cho các Cty giống ở các tỉnh ĐBSCL.

Mỗi năm An Giang SX trên 75.000 tấn lúa giống cung cấp ra thị trường nội vùng và XK sang Campuchia. Nhờ đó, nông dân có điều kiện tiếp cận với nguồn giống chất lượng, giá cả phù hợp. Hơn nữa trình độ SX lúa cũng khá cao, họ biết chọn các giống phù hợp đưa vào SX, mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị SX tung ra những loại giống kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh, khiến thị trường bị nhiễu, thật giả lẫn lộn, ảnh hưởng đến uy tín của DN làm ăn đàng hoàng. Chung quy chỉ vì hám lợi và quá dễ làm. Giá lúa thịt chỉ 5.000 -6.000 đồng/kg, nhưng khi có giấy chứng nhận kiểm nghiệm là lúa giống có thể bán giá cao gấp đôi, từ 10.000-12.000 đồng/kg.


Nên mua giống lúa của những DN uy tín

Một cán bộ ngành nông nghiệp có thời gian công tác tại Cần Thơ, nói: Trước đây tiến hành thanh tra một số cơ sở giống thì phát hiện có trường hợp SX một loại giống có giấy kiểm nghiệm trên 1 ha, tính ra SX tương đương khoảng 6 tấn lúa giống. Vậy mà cơ sở đó dùng giấy kiểm nghiệm như một "lá bùa" SX từ đầu năm đến cuối năm bán ra trên 500 tấn giống.

Ông Nguyễn Văn Hồng, GĐ Cty CP Gống cây trồng Đồng Tháp, nguyên GĐ Trung tâm Giống nông nghiệp Đồng Tháp cho biết: Chỉ 3 tỉnh ở ĐBSCL có phòng kiểm nghiệm giống là An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. Trong khâu kiểm định chất lượng lúa giống, do không có phương tiện cũng như nhân lực nên các đơn vị SXKD phải tự thuê các tổ chức được Cục Trồng trọt cấp phép thực hiện.

Chính vì ít trung tâm kiểm nghiệm nên việc quản lý chưa chặt. Trong khi số cơ sở kinh doanh giống quá nhiều, giống kém chất lượng gây thiệt hại lớn. Đơn cử, riêng địa bàn Đồng Tháp có khoảng 5 - 7 cơ sở kinh doanh giống có uy tín, còn lại là hàng trăm cơ sở hoặc tổ hợp tác SX giống làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì” khiến thị trường lúa giống bát nháo mỗi khi sắp vào vụ.

Cách nào chấn chỉnh?

Chất lượng lúa giống không thể nhận biết bằng mắt thường và phải cần tới thiết bị chuyên dùng. Các cơ quan chuyên ngành như Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương và Viện lúa ĐBSCL có phòng kiểm nghiệm giống. Tại An Giang cũng có 2 đơn vị kiểm nghiệm giống nông nghiệp.

Ông Trần Ngọc Chủng, PGĐ Trung tâm Kiểm định, kiểm nghiệm giống NN, Sở NN-PTNT An Giang cho rằng: Trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm và cấp phép, quản lý những đơn vị SX lúa giống có đăng ký kinh doanh. Sản phẩm làm ra được đóng gói và có thương hiệu. Còn những tổ chức, cá nhân tự SX hoặc trao đổi giống với nhau thì không quản lý được.

Muốn SXKD lúa giống, đơn vị phải có giấy phép của Sở KH-ĐT (đối với Cty, DN) hoặc UBND huyện cấp (đối với cá nhân). Chủ cơ sở phải học qua lớp quản lý nhà nước về giống lúa và phải có cơ sở vật chất như ruộng SX, lò sấy, máy tách hạt, đóng bao…

Tỉnh An Giang và TP Cần Thơ có tỷ lệ dùng giống cấp XN khá cao, nhưng bình quân các tỉnh ĐBSCL chỉ đạt khoảng 30-35%. Con số chưa tăng được là do nông dân còn theo tập quán dùng lúa thịt làm giống. Ở các tỉnh phía Bắc, việc quản lý giống  theo tỉnh, khu vực; có vùng SX giống, DN kinh doanh theo địa bàn, đảm bảo chất lượng để giữ uy tín. Nông dân sử dụng giống cấp XN lên tới 80%.

Trái lại, các tỉnh phía Nam mỗi khi sắp vào vụ, các cơ quan nông nghiệp Trung ương, địa phương và nhà khoa học khuyến cáo nên làm giống, sử dụng giống nào phù hợp cho từng vùng sinh thái. Song, thực tế nông dân có làm theo khuyến cáo hay không, khó có thể biết được.

Cách đây hơn 3 năm có 3 DN ký kết nhượng quyền kinh doanh bản quyền giống lúa đã đăng ký sở hữu trí tuệ với Viện Lúa ĐBSCL. Đến nay việc đó như rơi vào quên lãng. Do lúa thuần có tính độc quyền không cao, các DN cũng không muốn “lùm xùm” kiện cáo một số DN hay cơ sở SX giống vi phạm bản quyền?

Trước tình hình DN có nhu cầu lúa giống để thực hiện liên kết làm CĐML, TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cam kết:

"Viện sẵn sàng đáp ứng nguồn giống chất lượng tốt nhất theo cơ chế đặt hàng. Chúng tôi có ngân hàng gen dự trữ nguồn giống gốc làm ra giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng cung ứng cho các DN, trung tâm giống và câu lạc bộ SX lúa giống. 

Viện sẽ phối hợp cùng địa phương nhân giống, đảm bảo về số lượng và chịu trách nhiệm chất lượng qua kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn pháp lệnh giống cây trồng".

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.